Gọi tên thay thế, tên thông thường (nếu có) và cho biết bậc của các ancol sau: a) CH3 CH2 CH2 CH2 OH b) CH3 CH(OH)CH2 CH3 c)(CH3 )3COH d)(CH3 )2CHCH2 CH2 OH e) CH2=CH-CH2 OH g) C6 H5 CH2 OH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gọi tên thay thế, tên thông thường (nếu có) và cho biết bậc của các ancol sau:

a) CH3 CH2 CH2 CH2 OH

b) CH3 CH(OH)CH2 CH3

c) (CH3 )3COH

d)(CH3 )2CHCH2 CH2 OH

e) CH2=CH-CH2 OH

g) C6 H5 CH2 OH


Đáp án:

Công thức cấu tạo Tên-gốc chức (gốc chức) Tên thay thế Bậc
CH3 CH2 CH2 CH2 OH Ancol butylic Butan -1-ol I
CH3 CH(OH)CH2 CH3 Ancol sec-butylic Butan-2-ol II
(CH3 )3 COH Ancol ter-butylic 2-metyl-propan-2-ol III
(CH3 )2CHCH2 CH2 OH Ancol isoamylic 3-metylbutan-1-ol I
CH2=CH-CH2 OH Ancol alylic Propen-1-ol I
C6 H5 CH2 OH Ancol benzylic Phenyl metanol I

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là


Đáp án:

Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là chu kì 3, nhóm VIA.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nowtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Số electron hóa trị của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nowtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Số electron hóa trị của X là?


Đáp án:

2e + n = 73 và n = e + 4 ⇒ e = 23

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d34s2

Vậy X có 5 electron hóa trị (3 electron trên phân lớp 3d và 2 electron trên phân lớp 4s).

Xem đáp án và giải thích
A, B,C là ba hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử là C3H7O2N và có chức hoá học khác nhau. A, B có tính chất lưỡng tính, C tác dụng được với hiđro mới sinh. Xác định công thức cấu tạo phù hợp của A, B, C.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

A, B,C là ba hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử là C3H7O2N và có chức hoá học khác nhau. A, B có tính chất lưỡng tính, C tác dụng được với hiđro mới sinh. Xác định công thức cấu tạo phù hợp của A, B, C.



Đáp án:

Công thức cấu tạo phù hợp

A : 

B:CH2=CHCOONH4

C:CH3CH2CH2NO2.


Xem đáp án và giải thích
So sánh cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố flo, clo, brom, iot.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố flo, clo, brom, iot.


Đáp án:

+ Giống: Có 7 electron lớp ngoài cùng, trạng thái cơ bản có 1e độc thân: ns2np5

+ Khác:

- Nguyên tử F không có phân lớp d, nguyên tử các halogen còn lại có phân lớp d.

- Từ F đến I số lớp electron tăng dần.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Xác định chất tan trong dung dịch X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Xác định chất tan trong dung dịch X?


Đáp án:

Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng

Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+

Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…