a) Các ion đều có số electron bằng số electron của nguyên tử Ar. Hãy dự đoán bán kính của những ion này thay đổi như thế nào. Tra cứu tài liệu để tìm số liệu về bán kính của những ion này ( theo nanomét).
b) Hãy dự đoán như trên đối với những ion sau: . Biết mỗi ion đều có số electron bằng số electron của nguyên tử khí hiếm Ne. Tra cứu tài liệu để tìm số liệu về bán kính của những ion này.
Trong dãy ion có cùng số electron thì bán kính của ion giảm theo chiều tăng của số hiệu nguyên tử (số điện tích hạt nhân).
a) Những ion đều có số electron là 18.
Bán kính của những ion này giảm theo chiều số hiệu nguyên tử tăng:
Những bán kính này có bán kính (nm) lần lượt là: 0,184; 0,181; 0,133; 0,099.
b) Tương tự như trên, bán kính các ion giảm dần theo thứ tự: Những ion này có bán kính lần lượt là 0,140; 0,136; 0,095; 0,065; 0,050 (nm).
Dựa vào phản ứng hóa học nào để nói rằng kim cương và than chì là hai dạng hình thù của nguyên tố cacbon?
Dựa vào phản ứng cháy. Kim cương, than chì khi đốt chat đều tạo thành CO2
C+O2 → CO2
Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 (d = 1,25 g/ml) với điện cực graphit (than chì) thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H2S 0,5 M. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu
Số mol của H2S bằng 0,5.(100/1000) = 0,05 (mol)
Gọi x là số mol CuSO4 tham gia quá trình điện phân:
CuSO4 + H2O → Cu + 1/2 O2 + H2SO4 (1)
mdung dịch giảm = mCu(catot) + moxi(anot) = 64x + 16x = 8 ⇒ x = 0,1 (mol)
CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4 (2)
⇒ nH2S = nCuSO4 = 0,05 (mol)
Từ (1) và (2) → số mol CuSO4 (ban đầu) bằng: 0,1 + 0,05 = 0,15 (mol)
Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu bằng:
C% = (0,15.160)/(200.1,15) = 9,6%
Chất thuộc loại đisaccarit là:
Câu A. fructozơ
Câu B. glucozơ
Câu C. xenlulozơ
Câu D. saccarozơ
Khi phân hủy có xúc tác 122,5g Kaliclorat (KClO3) thể tích khí oxi (đktc) thu được bao nhiêu?
nKClO3 = 1 mol
2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2↑
1 → 1,5 (mol)
Vậy VO2 = 1,5.22,4 = 33,6 lít
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome.
* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn
* Về monome:
- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.
- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.
Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB