Giải thích tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí.


Đáp án:

Nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí vì nồng độ oxi trong oxi nguyên chất (100%) lớn hơn rất nhiều lần nồng độ oxi trong không khí (20% theo số mol). Do đó tốc độ phản ứng cháy trong oxi nguyên chất lớn hơn nhiều so với tốc độ phản ứng cháy trong không khí, nên phản ứng cháy của axetilen trong oxi nguyên chất xảy ra nhanh hơn, trong một đơn vị thời gian nhiệt tỏa ra nhiều hơn. Ngoài ra khí axetilen cháy trong không khí, một phần nhiệt lượng tỏa ra bị nitơ không khí hấp thụ làm nhiệt độ ngọn lửa giảm bớt.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Yêu cầu như bài 4.4. a) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử natri. b) Nguyên tử cacbon (xem sơ đồ trong bài tập 5, bài 4 – SGK) có số lớp electron như nguyên tử nào. c) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Yêu cầu như bài 4.4. a) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử natri. b) Nguyên tử cacbon (xem sơ đồ trong bài tập 5, bài 4 – SGK) có số lớp electron như nguyên tử nào. c) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon.


Đáp án:

  a) Nguyên tử kali có số electron ngoài cùng như nguyên tử natri. (1 e lớp ngoài cùng)

   b) Nguyên tử cacbon có số lớp electron như nguyên tử nitơ và nguyên tử neon. (2 lớp e)

   c) Nguyên tử sillic có số electron có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon. (4 e lớp ngoài cùng)

Xem đáp án và giải thích
Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 0,4M vớiđiện cực trơ trong thời gian 4 giờ, cường độ dòng điện là 0,402A. a) Tính khối lượng Ag thu được sau điện phân. b) Tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch sau điện phân. Cho rằng thể tích của dung dịch sau điện phân thay đổi không đáng kể.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 0,4M vớiđiện cực trơ trong thời gian 4 giờ, cường độ dòng điện là 0,402A.

a) Tính khối lượng Ag thu được sau điện phân.

b) Tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch sau điện phân. Cho rằng thể tích của dung dịch sau điện phân thay đổi không đáng kể.





Đáp án:

a) Khối lượng Ag thu được sau điện phân:

, ứng với 

b) Nồng độ mol các chất sau điện phân:

Lượng AgNO3 có trong dung dịch trước điện phân:

Phương trình hoá học của sự điện phân:

4 + 2H2O --> 4Ag + O2 + 4HNO3

Ta có: 

Số mol  còn dư sau điện phân:

Nồng độ mol các chất trong dung dịch sau điện phân:





 

Xem đáp án và giải thích
Hiđrocacbon X là chất lỏng có tỉ khối hơi so với không khí bằng 3,17. Đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 có khối lượng bằng 4,28 lần khối lượng của nước. Ở nhiệt độ thường, X không làm mất màu dung dịch brom; khi đun nóng, X làm mất màu KMnO4. a. Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X? b. Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa X với H2 (xúc tác Ni, đun nóng), với brom (có mặt bột Fe), với hỗn hợp dư của axit HNO3 và axit H2SO4 đậm đặc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđrocacbon X là chất lỏng có tỉ khối hơi so với không khí bằng 3,17. Đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 có khối lượng bằng 4,28 lần khối lượng của nước. Ở nhiệt độ thường, X không làm mất màu dung dịch brom; khi đun nóng, X làm mất màu KMnO4.

a. Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X?

b. Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa X với H2 (xúc tác Ni, đun nóng), với brom (có mặt bột Fe), với hỗn hợp dư của axit HNO3 và axit H2SO4 đậm đặc.


Đáp án:

Gọi CTPT của X là CxHy:

Ta có: MX = 3,17. 29 = 92 ⇒ 12x + y = 92 (1)

CxHy + (x +y/4)O2  --> xCO2 + y/2H2O

mCO2 = 4,28mH2O ↔ 44x = 4,28. 18. (y/2) ⇒ y = 1,14x (2)

Từ (1) và (2) ⇒ x = 7, y = 8. CTPT của X là C7H8

Từ đề bài ⇒ CTCT của X là:

Xem đáp án và giải thích
Chất lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất : ZnO, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3 và BaSO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch NaOH là :

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Điền vào những từ thích hợp vào các chỗ trống trong các câu sau: a) Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được ... b) Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành ... dầu nặng c) Thành phần chủ yếu của khí tự nhiên là ... d) Khí dầu mỏ có ... gần như khí tự nhiên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điền vào những từ thích hợp vào các chỗ trống trong các câu sau:

a) Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được ...

b) Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành ... dầu nặng

c) Thành phần chủ yếu của khí tự nhiên là ...

d) Khí dầu mỏ có ... gần như khí tự nhiên


Đáp án:

a) Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được xăng, dầu hỏa và các sản phẩm khác.

b) Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành crăckinh dầu nặng.

c) Thành phần chủ yếu của khí tự nhiên là khí metan.

d) Khí dầu mỏ có thành phần gần như khí tự nhiên.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…