Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông cạnh các câu sau:
a) Hợp chất C6H5- CH2-OH không thuộc loại hợp chất phenol mà thuộc ancol thơm.
b) Ancol etylic có thể hòa tan tốt phenol, nước.
c) Ancol và phenol đều có thể tác dụng với natri sinh ra khí hidro.
d) Phenol có tính axit yếu nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
e) Phenol tan trong dung dịch NaOH là do đã phản ứng với NaOH tạo thành muối tan.
g) Phenol tan trong dung dịch NaOH chỉ là sự hòa tan bình thường .
h) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
a) Đ
b) Đ
c) Đ
d) Đ
e) Đ
g) S
h) S
Nhà máy chế biến thực phẩm tại thị xã Sơn Tây có dây chuyền sản xuất glucozơ từ tinh bột sắn. Hiệu suất của phản ứng tạo glucozơ là 80% và trong bột sắn có 90% tinh bột.
a) Nếu công suất của nhà máy là 180 000 tấn glucozơ/năm và không tận dụng sản phẩm thừa thì lượng chất thải xả ra môi trường là bao nhiêu ?
b) Thực tế, người ta đã thu hồi phần thừa ra để sản xuất cồn y tế (cồn 70°). Tính thể tích cồn y tế tối đa có thể sản xuất được nếụ tận dụng được 80% lượng phế thải. Cho khối lượng riêng của etanol bằng 0,8 g/ml và của nước bằng 1 g/ml. Việc sản xuất này có gây ra sự ô nhiễm nào không ?
(C6H10O5)n ⟶ n C6H12O6
180000 tấn glucozo cần 162000 tấn tinh bột tương ứng với 180000 tấn bột sắn
Lượng bột sắn thực tế cần dùng là: ( (tấn)
Lượng chất thải ra: 225000- 162000= 63000 (tấn)
Trong 63 000 tấn chất thải có 45 000 tấn bột sắn.
b) Trong 45 000 tấn bột sắn thải ra có 40 500 tấn tinh bột.
(C6H10O5)n ⟶ nC6H12O6 ⟶ 2nC2H5OH+ 2nCO2
Theo sơ đồ, số mol etanol là 5.108 mol.
Do hiệu suất tận dụng 80%, nên số mol etanol thu được là 4.108 mol.
Khối lượng etanol nguyên chất : 184.108 g.
Thể tích etanol nguyên chất : 230.108 ml.
Thể tích cồn 70° : 328,57.108 ml = 328,57.105 lít.
Chất gây ô nhiễm : khí CO2. Khắc phục : dùng CO2 sản xuất sođa, bình chữa cháy ; NaHCO3 sản xuất thuốc giảm đau dạ dày,…
Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là
Câu A. Fe2O3.
Câu B. CrO3.
Câu C. FeO.
Câu D. Fe2O3 và Cr2O3.
a) Hãy cho biết khối lượng (tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử) và điện tích của nơtron (tính theo điện tích đơn vị).
b) Khi cho hạt nhân bắn phá vào hạt nhân beri , người ta thu được một nơtron và một hạt nhân Y.
Hỏi số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân Z của hạt nhân Y và hãy cho biết Y là nguyên tố gì ?
a) Nơtron có khối lượng ≈ lu, không mang điện tích (nơtron được kí hiệu là ).
b) Phản ứng này có thể viết :
A = (4 + 9) - 1 = 12 ; Z = (2+4) – 0 =6
Với z = 6 nên nguyên tố đó là cacbon.
Phương trình trên sẽ là :
(Chính từ phản ứng này, Chat-uých đã phát hiện ra nơtron, một cấu tử của hạt nhân).
Khí lò cốc là gì? So sánh thành phần và ứng dụng của khí lò cốc với khí thiên nhiên.
Hoà tan hết 25,2g kim loại R (hoá trị II) trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lit H2 (đktc). Xác định kim loại R.
nH2 = 0,45 mol
Kim loại R có hoá trị II ⇒ Muối kim loại R là RCl2
PTHH: R + 2HCl → RCl2 + H2
0,45 0,45 mol
MR = m/n = 25,2/0,45 = 56
Vậy kim loại R là Fe
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet