Câu A. 9 este. Đáp án đúng
Câu B. 7 este.
Câu C. 8 este
Câu D. 10 este
HCOOC4H9 4đp CH3COOC3H7 2đp C2H5COOC2H5 1đp C3H7COOCH3 2đp
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.
* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn
* Về monome:
- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.
- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.
Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.
Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?
a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) (cùng nhiệt độ).
b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50°C).
c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) (cùng nhiệt độ).
d) 2H2 + O2 ---t0 thường---> 2H2O và 2H2 + O2 ---t0 thường, Pt---> 2H2O
Phản ứng có tốc độ lớn hơn:
a) Fe + CuSO4 (4M).
b) Zn + CuSO4 (2M, 50oC).
c) Zn (bột) + CuSO4 (2M).
d) 2H2 + O2 ---t0 thường, Pt---> 2H2O
Các dung dịch axit, bazơ và muối dẫn điện được là do những nguyên nhân gì?
Các dung dịch axit, bazơ và muối dẫn điện được là do axit, bazơ và muối khi hòa tan trong nước phân li ra các ion âm và dương nên dung dịch của chúng dẫn điện.
Khí X tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, gây hiệu ứng nhà kính. Trồng nhiều cây xanh sẽ làm giảm nồng độ khí X trong không khí. Khí X là
Khí X tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, gây hiệu ứng nhà kính —> X là CO2.
Trồng nhiều cây xanh sẽ làm giảm nồng độ khí CO2 trong không khí do cây xanh cần CO2 để quang hợp.
Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc.
Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.
Gọi x, y (mol) lần lượt là số mol Mg, Al trong hỗn hợp.
Phương trình phản ứng:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)
x mol x mol
2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2 (2)
y mol 3y/2 mol
2Al + 2NaOH + 6H2O → NaAlO2 + 3H2 (3)
y mol 3y/2 mol
Số mol H2
nH2 (1,2) = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)
nH2 (3) = 6,72/22,4 = 0,3 mol
Theo đầu bài ta có hệ phương trình:
x + 3/2y = 0,4 => x = 0,1, y = 0,2
3/2y = 0,3
mMg = 24.0,1 = 2,4 (g)
mAl = 27.0,2 = 5,4 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet