Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, và NaI thì thấy hiện tượng gì xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, và NaI thì thấy hiện tượng gì xảy ra?


Đáp án:

AgF là muối tan nên chỉ có 3 dung dịch xảy ra phản ứng tạo kết tủa

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3

AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập đếm số phát biểu đúng về tính chất của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau: 1/ glucozo và fructozo đều tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam 2/ saccarozo và mantozo thủy phân đều cho 2 phân tử monosaccarit 3/ tinh bột và xenlulozo có CTPT dạng (C6H10O5)n và là đồng phân của nhau 4/ chất béo còn được gọi là triglixerit 5/ gốc hidrocacbon của axit béo trong triglixerit có nguồn gốc từ thực vật là gốc không no Số phát biểu đúng là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Criolit được điều chế theo phản ứng sau :  Al2O3 (rắn) + HF (dd) + NaOH (dd) → Na3AlF6 (rắn) + H2O Tính khối lượng mỗi chất ban đầu để sản xuất 1 kg criolit. Coi hiệu suất phản ứng đạt 100%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Criolit được điều chế theo phản ứng sau : 

Al2O3 (rắn) + HF (dd) + NaOH (dd) → Na3AlF6 (rắn) + H2O

Tính khối lượng mỗi chất ban đầu để sản xuất 1 kg criolit. Coi hiệu suất phản ứng đạt 100%.





Đáp án:

Al2O3 + 12HF + 6NaOH → 2Na3AlF6 + 9H2O

Ta có: 102        12.20     6. 40           2.210

          0,248(kg)←0,5714(kg)←0,5714(kg)←1(kg)

→ 242,8 g A12O3 ; 571,4 g HF ; 571,4 g NaOH.




Xem đáp án và giải thích
a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích. b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.

b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.


Đáp án:

Các phản ứng hoá học xảy ra trên hai đĩa cân :

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O + CO2

a) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ nhất :

Số mol các chất tham gia ( 1 ) : nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol bằng số mol HNO3

Số mol các chất tham gia (2) : nMgCO3 = 20/84 ≈ 0,24 mol nhiều hơn số mol HNO3

Như vậy, toàn lượng HNO3 đã tham gia các phản ứng (1) và (2). Mỗi phản ứng đều thoát ra một lượng khí CO2 là 0,1 mol có khối lượng là 44 x 0,1 = 4,4 (gam). Sau khi các phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân vẫn ở vị trí thăng bằng.

b) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ hai :

Nếu mỗi cốc có 0,5 mol HNO3 thì lượng axit đã dùng dư, do đó toàn lượng muối CaCO3 và MgCO3 đã tham gia phản ứng :

Phản ứng ( 1 ) : 0,2 mol CaCO3 làm thoát ra 0,2 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,2 = 8,8 (gam).

Phản ứng (2) : 0,24 mol MgCO3 làm thoát ra 0,24 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,24 = 10,56 (gam).

Sau khi các phản ứng kết thúc, hai đĩa cân không còn ở vị trí thăng bằng. Đĩa cân thêm MgCO3 sẽ ở vị trí cao hơn so với đĩa cân thêm CaCO3.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập Sắt
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là

Đáp án:
  • Câu A. 0,5 mol

  • Câu B. 0,74 mol

  • Câu C. 0,54 mol

  • Câu D. 0,44 mol

Xem đáp án và giải thích
Tại sao rượu giả có thể gây chết người ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao rượu giả có thể gây chết người ?


Đáp án:

 Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm nước vào pha loãng ra những vì vậy rượu nhạt đi người uống không thích. Nên họ pha thêm một ít rượu metylic làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…