Este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hai este X, Y là dẫn xuất của benzen, đều có CTPT là C9H8O2; X và Y đều cộng hợp với Brom theo tỉ lệ mol 1:1. X tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. Y tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. CTCT của X và Y lần lượt là

Đáp án:
  • Câu A. HOOC-C6H4-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.

  • Câu B. C6H5COOCH=CH2 và C6H5-CH=CH-COOH.

  • Câu C. HCOO-C6H4-CH=CH2 và HCOOCH=CH-C6H5.

  • Câu D. C6H5COO-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5. Đáp án đúng

Giải thích:

Đáp án D Đáp án A loại vì HOOC-C6H4-CH=CH2 (X) tác dụng với NaOH cho hai muối và một nước. • Đáp án B loại vì C6H5-CH=CH-COOH (Y) tác dụng với NaOH dư cho 1 muối và nước. • Đáp án C loại vì HCOO-C6H4-CH=CH2 (X) tác dụng với NaOH cho hai muối và một nước; HCOOCH=CH-C6H4 (Y) tác dụng với NaOH dư cho một muối và 1 anđehit. • Đáp án D thỏa mãn. C6H5COOCH=CH2 (X) + NaOH → C6H5COONa + CH3CHO CH2=CH-COOC6H5 + 2NaOH → CH2=CH-COONa + C6H5ONa + H2O.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chọn câu đúng trong các câu sau: a) Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom. b) Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom. c) Metan, etilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom. d) Etilen, axetilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom. e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chọn câu đúng trong các câu sau:

a) Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.

b) Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.

c) Metan, etilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.

d) Etilen, axetilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.

e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.


Đáp án:

e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.

Xem đáp án và giải thích
Trên đĩa cân, ở vị trí cân bằng, có đặt một cốc có dung dịch là 0,5 lit. Sau đó, người ta dùng khí cacbonic CO2 để đẩy không khí khỏi cốc đó. Hỏi phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân bao nhiêu để cân trở nên thăng bằng? Biết rằng CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí, thể tích khí CO2 tính ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trên đĩa cân, ở vị trí cân bằng, có đặt một cốc có dung dịch là 0,5 lit. Sau đó, người ta dùng khí cacbonic CO2 để đẩy không khí khỏi cốc đó. Hỏi phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân bao nhiêu để cân trở nên thăng bằng? Biết rằng CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí, thể tích khí CO2 tính ở đktc.


Đáp án:

nCO2 = 0,022 mol

mCO2 = n.M = 0,968 g

Mà CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí nên khối lượng không khí có trong cốc 0,5 lít ban đầu là:

mkk = mCO2/1,5 = 0,645g

Vậy khi thay không khí bằng CO2 thì khối lượng khí trong cốc tăng lên:

0,968 - 0,645 = 0,323(g)

Phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân có khối lượng 0,323g để cân trở lại thăng bằng.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 13. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,85 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 13. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,85 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là


Đáp án:
  • Câu A. 0,325.

  • Câu B. 0,250.

  • Câu C. 0,350.

  • Câu D. 0,175.

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây: Kim loại Tác dụng của dung dịch HCl A Giải phóng hidro chậm B Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần C Không có hiện tượng gì xảy ra D Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên Em hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây:

Kim loại Tác dụng của dung dịch HCl
A Giải phóng hidro chậm
B Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần
C Không có hiện tượng gì xảy ra
D Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên

Em hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần.


Đáp án:

Kim loại cho tác dụng với HCl không có hiện tượng gì xảy ra Kim loại không tác dụng với HCl → C là kim loại yếu đứng sau Hidro.

Kim loại càng mạnh (càng hoạt động hóa học) khi tác dụng với HCl phản ứng xảy ra càng mãnh liệt, rõ ràng. (Khí thoát ra nhiều, dung dịch nóng lên).

→ Thứ tự kim loại hoạt động hóa học giảm dần là: D, B, A, C.

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan 7,584 gam một muối kép của nhôm sunfat có dạng phèn nhôm hoặc phèn chua vào nước ấm được dung dịch A. Đổ từ từ 300 ml dung dịch NaOH 0,18M vào dung dịch trên thì thấy có 0,78 gam kết tủa và không có khí thoát ra. Kim loại hoá trị I trong muối trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 7,584 gam một muối kép của nhôm sunfat có dạng phèn nhôm hoặc phèn chua vào nước ấm được dung dịch A. Đổ từ từ 300 ml dung dịch NaOH 0,18M vào dung dịch trên thì thấy có 0,78 gam kết tủa và không có khí thoát ra. Kim loại hoá trị I trong muối trên là gì?


Đáp án:

Công thức của phèn chua hoặc phèn nhôm có dạng: M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Tính ra nAl2(SO4)2 = 0,008 mol

Mphèn = 948

Suy ra M là Kali

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…