Đường mía (saccarose)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Giả sử 1 tấn mía cấy ép ra được 900 kg nước mía có nồng độ saccarozơ là 14%. Hiệu suất của quá trình sản xuất saccarozơ từ mía đạt được 90%. Vậy lượng đường cát trắng thu được từ 1 tấn mía cây là:

Đáp án:
  • Câu A. 113,4 kg Đáp án đúng

  • Câu B. 140,0 kg

  • Câu C. 126,0 kg

  • Câu D. 213,4 kg

Giải thích:

Chọn A. - Khối lượng saccarozơ là: msaccarozơ = (900.14): 100 = 126 kg - Khối lượng đường cát trắng thu được từ 1 tấn mía cây là: msaccarozơ.H% = 126.0,9 = 113,4 kg

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn 1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp 2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính a. oxi hóa mạnh nhất? b. oxi hóa yếu nhất ? c. Khử mạnh nhất? d. Khử yếu nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn

1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp

2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính

a. oxi hóa mạnh nhất?

b. oxi hóa yếu nhất ?

c. Khử mạnh nhất?

d. Khử yếu nhất?


Đáp án:

1. Ag+ + e → Ag

Fe2+ + 2e → Fe

Zn2+ + 2e → Zn

2. Chất oxi hóa mạnh nhất : Ag+

Chất oxi háo yếu nhất : Zn2+

Chất khử mạnh nhất : Zn

Chất khử yếu nhất : Ag

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là %?


Đáp án:

nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol ⇒ mC = 1,2g

mdung dịch giảm = m↓ - (mCO2 + mH2O) ⇒ mCO2 + mH2O = 10 – 3,8 = 6,2g

⇒ mH2O = 6,2 – 0,1.44 = 1,8g ⇒ mH = 0,2 g

⇒ mO = mX – mH – mC = 1,6g ⇒ %mO = 53,33%

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những phản ứng hóa học để chứng tỏ rằng clo là một chất oxi hóa rất mạnh. Vì sao clo có tính chất đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những phản ứng hóa học để chứng tỏ rằng clo là một chất oxi hóa rất mạnh. Vì sao clo có tính chất đó?


Đáp án:

+ Phản ứng minh họa tính oxi hóa mạnh của clo là:

Cl2 + H2  --as--> 2HCl

2Fe  + 3Cl2 --t0--> 2FeCl3

Cu + Cl2  --t0--> CuCl2

+ Clo có tính oxi hóa mạnh là do nó có ái lực với electron, nguyên tử clo rất dễ thu 1 electron để trở thành ion Cl-, có cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon (Ar).

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C,H,O và MX < 200) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình chứa 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Sau thí nghiệm, khối lượng bình tăng 18,6 gam và có 0,1 mol kết tủa. Lọc lấy dung dịch và đem đun nóng lại thấy xuất hiện kết tủa. Mặt khác 1,8 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 0,02 mol Ag. Xác định công thức của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C,H,O và MX < 200) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình chứa 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Sau thí nghiệm, khối lượng bình tăng 18,6 gam và có 0,1 mol kết tủa. Lọc lấy dung dịch và đem đun nóng lại thấy xuất hiện kết tủa. Mặt khác 1,8 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 0,02 mol Ag. Xác định công thức của X?


Đáp án:

Đốt cháy X tạo CO2, H2O ⇒ mCO2 + mH2O = 18,6 g

Vì khi đun nóng lại tạo kết tủa ⇒ CO2 + Ba(OH)2 → 2 muối

nOH- = 0,4 mol ⇒ nCO2 = nOH- - nkết tủa = 0,4 - 0,1 = 0,3 mol

Đốt cháy X tạo CO2, H2O ⇒ mCO2 + mH2O = 18,6 g

Vì khi đun nóng lại tạo kết tủa ⇒ CO2 + Ba(OH)2 → 2 muối

nOH- = 0,4 mol ⇒ nCO2 = nOH- - nkết tủa = 0,4 - 0,1 = 0,3 mol

=> nX = nAg/2k = 0,01/k

⇒ MX = 180k ⇒ k = 1; MX = 180

Khi đó, n = 6 ⇒ X là C6H12O6

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích vì sao: a) các chất sau đây có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng lại có điểm sôi khác nhau nhiều: propan -2-ol (82oC), propanal (49oC)và 2-metylpropen (-7oC). b) Anđêhit fomic (M = 30 g/mol) tan trong nước tốt hơn so với etan (M = 30 g/mol).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích vì sao:

a) các chất sau đây có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng lại có điểm sôi khác nhau nhiều: propan -2-ol (82oC), propanal (49oC)và 2-metylpropen (-7oC).

b) Anđêhit fomic (M = 30 g/mol) tan trong nước tốt hơn so với etan (M = 30 g/mol).


Đáp án:

a) propan -2-ol tạo được liên kết hidro liên phân tử nên có nhiệt độ sôi cao.

Propanal không tạo được liên kết hidro liên phân tử nhưng do sự phân cực liên kết CO nên có nhiệt độ sôi trung bình.

2-metylpropen không tạo được liên kết hidro liên phân tử, không phân cực nên có nhiệt độ sôi thấp nhất.

b) anđêhit fomic (HCHO) tan tốt hơn so với etan CH3-CH3 vì HCHO tạo được liên kết hidro với nước, giúp nó phân tán tốt trong nước.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…