Dung dịch X chứa 0,25 mol Ba2+, 0,1 mol Na+ , 0,2 mol Cl- và còn lại là HCO3- . Thể tích dung dịch Y chứa NaOH 1M và Na2CO3 1M cần cho vào X, để thu được kết tủa lớn nhất là
Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Hãy xác định khối lượng của hỗn hợp X.
Áp dụng bảo toàn electron cho các quá trình oxi hóa và khử tổng hợp từ các giai đoạn của các phản ứng.
Ta có: nFe = 16,8/56 = 0,3(mol); nSO2 = 5,6/22,5 = 0,25(mol)
Theo bảo toàn electron ta có: 4a + 0,5 = 0,9 ⇒ a = 0,1(mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mX = mFe + mO2 = 16,8 + 32a = 16,8 + 32.0,1 = 20(gam)
Điện phân 100ml dung dịch A chứa Cu2+, Na+; H+; SO42- có pH = 1, điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân, rút điện cực ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng dung dịch giảm 0,64 gam và dung dịch có màu xanh nhạt, thể tích dung dịch không đổi. Tính nồng độ H+ có trong dung dịch sau khi điện phân.
Dung dịch sau có màu xanh nhạt nghĩa là vẫn còn ít ion đồng → H+ chưa bị điện phân.
Gọi số mol Cu2+ điện phân là a (mol) còn số mol O2 tạo ra ở anot là b (mol).
Bảo toàn e suy ra: a = 2b
Khối lượng dung dịch giảm gồm khối lượng Cu và khối lượng khí oxi sinh ra nên:
64a + 32b = 0,64
Từ hai phương trình trên suy ra: b = 0,004 (mol); a =0,008 (mol).
nH+ lúc sau = nH+ ban đầu + nH+ tạo ra = 0,01 + 0,016 = 0,026 (mol)
⇒ CM = 0,0026:(100/1000) = 0,26M
Đun nóng 3,21 gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ B và C có cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp muối natri của hai axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng D. Chất D phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho 1/10 lượng chất D phản ứng với natri được 33,6 ml H2 (đktc). Tỉ khối hơi của D so với không khí là 2.
a. Xác định công thức cấu tạo của B, C và D
b. Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp A
a.
Hai chất hữu cơ cùng chức tác dụng với NaOH dư tạo ra 2 muối natri của 2 axit no đơn chức kế tiếp và một chất lỏng D.
D + CuO --t0--> sp có tráng bạc
Do đó D là ancol bậc 1 : R–CH2OH
B và C là 2 este tạo bởi 2 axit no, đơn chức kế tiếp nhau có công thức chung là CnH2n+1COOH và ancol D.
- Tìm ancol D : dd/kk = 2 → MD = 29.2 = 58
R’ + 14 + 17 = 58 → R’ = 27 (C2H3)
D là C3H5OH: CH2=CH-CH2OH (ancol anlylic)
- Tìm B, C: Đặt công thức chung cho B và C là CnH2n+1COOC3H5
Các phương trình phản ứng :
CnH2n+1COOC3H5 + NaOH → CnH2n+1COONa + C3H5OH (1)
C3H5OH + Na → C3H5ONa + 1/2 H2(bay hơi) (2)
Số mol H2 = 0,0366 : 22,4 = 0,0015
Vậy 1:10 số mol D là nC3H5OH = 2.0,0015 = 0,003 mol
Theo (1) số mol este CnH2n+1COOC3H5 bằng số mol ancol trong cả lượng D:
neste = 10.0,003 = 0,03 mol
M'este = m/n = 3,21/0,03 = 107
14n + 1 + 44 + 41 = 107 ⇒ n = 1,5
Vậy 2 axit kế tiếp là CH3COOH và C2H5COOH, hai este là CH3COOC3H5 và C2H5COOC3H5
Cấu tạo của 2 este :
CH3COOCH2CH=CH2 (M = 100; x mol)
CH3CH2COOCH2CH=CH2 (M = 114; y mol)
b.Tính % (m)
Theo bài ta có hệ pt:
x + y = 0,03 và 100x + 114y = 3,21
⇒ x = y = 0,015 mol
%(m) CH3COOC3H5 = (0,015.100:3,21).100% = 46,73 %
%(m) C2H5COOC3H5 = 53,27%
Chọn từ thích hợp (xenlulozơ hoặc tinh bột) rồi điền vào các chỗ trống:
a) Trong các loại củ, quả, hạt có chứa nhiều ...
b) Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là ...
c) ... là lương thực của con người
a) Trong các loại củ, quả, hạt có chứa nhiều tinh bột.
b) Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ.
c) Tinh bột là lương thực của con người.
Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro để điều chế 17 gam NH3? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí đo được ở đktc.
N2 + 3H2 ⇄ 2NH3
0,5 1,5 ← 1 (mol)
Theo PTHH ⟹ nN2(LT) = 0,5 (mol) và nH2(LT) = 1,5 (mol)
Do H = 25% ⟹ nN2(TT) = 0,5/25% = 2 (mol) ⟹ VN2 = 44,8 (lít).
Do H = 25% ⟹ nH2(TT) = 1,5/25% = 6 (mol) ⟹ VH2 = 134,4 (lít).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet