Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650g bột kẽm và 0,224g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650g bột kẽm và 0,224g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu?


Đáp án:

nZn phản ứng = 0,007 mol ⇒ nZnS = 0,007 mol.

Khối lượng các chất sau phản ứng:

mZn dư = (0,01 – 0,007) × 65 = 0,195g.

mZnS = 0,007 × 97 = 0,679g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về cấu tạo của xenlulozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là:


Đáp án:
  • Câu A. [C6H7O3(OH)2]n.

  • Câu B. [C6H7O2(OH)3]n.

  • Câu C. C6H5O2(OH)3]n

  • Câu D. [C6H8O2(OH)3]n.

Xem đáp án và giải thích
Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng: S + 2H2SO4 đặc --> 3SO2 + 2H2O Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng:  S + 2H2SO4 đặc -t0-> 3SO2 + 2H2O  Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là bao nhiêu?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Nêu những phản ứng hoá học chứng minh các đặc điểm sau đây của fructozơ : a)  Có nhiều nhóm OH ở những nguyên tử cacbon kề nhau. b)  Tổng số nhóm OH trong phân tử là 5. c)   Có nhóm chức xeton. d)   Có mạch cacbon không phân nhánh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những phản ứng hoá học chứng minh các đặc điểm sau đây của fructozơ :

a)  Có nhiều nhóm OH ở những nguyên tử cacbon kề nhau.

b)  Tổng số nhóm OH trong phân tử là 5.

c)   Có nhóm chức xeton.

d)   Có mạch cacbon không phân nhánh.

 


Đáp án:

a) fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam chứng tỏ phân tử fructozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau

b) fructozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm OH

c) fructozơ cộng Hidro cho poliancol C6H14O6 chứng tỏ phân tử có nhóm chức xeton

d) khử hoàn toàn fructozơ thu được hexan chứng tỏ có 6 nguyên tử C trong phân tử fructozơ tạo thành một mạch không phân nhánh.




Xem đáp án và giải thích
Phân tích một khối lượng hợp chất M, người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là lưu huỳnh và 50% là oxi. Tìm công thức đơn giản của hợp chất M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tích một khối lượng hợp chất M, người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là lưu huỳnh và 50% là oxi. Tìm công thức đơn giản của hợp chất M


Đáp án:

Gọi công thức của oxit là SxOy

x : y = nS : nO =  %mS/MS : %mO/MO = 1,5625 : 3,125 = 1 : 2

Vậy công thức đơn giản của hợp chất M là: SO2

Xem đáp án và giải thích
Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học. a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4. b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2. c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.

a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.

b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.

c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).


Đáp án:

a) Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4 riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4, còn ống nghiệm nào có chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt là dung dịch CuSO4.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Cách 1: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch FeCl2.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

Cách 2: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2 còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

HCl + NaOH → NaCl + H2O.

c) Lấy một ít Na2CO3 và CaCO3 (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết thì ống nghiệm đó chứa Na2CO3. Ống nghiệm nào có khí bay ra, không tan hết thì ống nghiệm đó chứa CaCO3, vì CaSO4 (ít tan) sinh ra phủ lên CaCO3 làm cho CaCO3 không tan hết.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…