Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thị hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thị hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là?


Đáp án:

nBa(OH)2= 0,1.2 = 0,2 (mol); nBaSO3 = 21,7/217 = 0,1 (mol)

nBaSO3= 2nBa(OH)2 - nSO2 ⇒ nSO2 = 2.0,2 – 0,1 = 0,3 (mol)

2nFeS2= 2nSO2 ⇒ nFeS2 = 0,15 (mol) ⇒ mFeS2= 0,15.120 = 18 (gam)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500 dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc)Và dung dịch X. Thể tích HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500 dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc)Và dung dịch X. Thể tích HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất bao nhiêu?


Đáp án:

Dung dịch X chứa các ion Na+ ; AlO2- ; OH- dư (có thể). Áp dụng định luật Bảo toàn điện tích:

n AlO2- + n OH- = n Na+ = 0,5

Khi cho HCl vaof dung dịch X:

H+ + OH- → H2O (1)

H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3 ↓ (2)

3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O (3)

Để kết tủa là lớn nhất, thì không xảy ra (3) và n H+ = n AlO2- + n OH- = 0,5 mol

⇒ VHCl = 0,5/2 = 0,25 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau : Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để có thể nhận biết được cả ba chất trên. Viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau :

Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để có thể nhận biết được cả ba chất trên. Viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

Chọn thuốc thử là dung dịch H2SO4.

- Chất rắn tan trong dung dịch H2SO4 : nếu thành dung dịch màu xanh lam, chất đó là Cu(OH)2 ; nếu tạo ra kết tủa màu trắng, chất đem thử là Ba(OH)2 ; nếu sinh chất khí, chất đem thử là Na2CO3.

Phương trình hóa học:

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

Xem đáp án và giải thích
Cho 23,0 kg toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc, dư (xúc tác axit H2SO4 đặc). Giả sử toàn bộ toluen chuyển thành 2,4,6-trinitrotoluen (TNT). a. Khối lượng TNT thu được b. Khối lượng HNO3 đã phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 23,0 kg toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc, dư (xúc tác axit H2SO4 đặc). Giả sử toàn bộ toluen chuyển thành 2,4,6-trinitrotoluen (TNT).

a. Khối lượng TNT thu được

b. Khối lượng HNO3 đã phản ứng


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn? a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) (cùng nhiệt độ). b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50°C). c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) (cùng nhiệt độ).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?

a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) (cùng nhiệt độ).

b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50°C).

c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) (cùng nhiệt độ).

d) 2H2 + O2 ---t0 thường---> 2H2O và 2H2 + O2 ---t0 thường, Pt---> 2H2O

 


Đáp án:

Phản ứng có tốc độ lớn hơn:

a) Fe + CuSO4 (4M).

b) Zn + CuSO4 (2M, 50oC).

c) Zn (bột) + CuSO4 (2M).

d) 2H2 + O2 ---t0 thường, Pt---> 2H2O

 

Xem đáp án và giải thích
Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng từng dung dịch của các chất sau đây : Al(NO3)3, NH4NO3, AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng từng dung dịch của các chất sau đây : Al(NO3)3NH4NO3, AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.



Đáp án:

Nhận biết được dung dịch FeCl3 do có màu vàng, các dung dịch còn lại đều không màu.

- Nhỏ dung dịch FeCl3 vào từng dung dịch trong ống nghiêm riêng. Nhận ra được dung dịch AgNO3 do xuất hiện kết tủa trắng AgCl và nhận ra được dung dịch KOH do tạo thành kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ :

FeCl3 + 3AgNO3  3AgCl + Fe(NO3)3

FeCl3 + 3KOH  Fe(OH)3 + 3KCl

- Nhỏ từ từ dung dịch KOH vừa nhận biết được cho đến dư vào từng dung dịch còn lại là Al(NO3)3 và NH4NO3 :

Ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa keo màu trắng, sau đó kết tủa keo tan khi thêm dung dịch KOH, dung dịch đó là Al(NO3)3 :

Al(NO3)3 + 3KOH  Al(OH)3 + 3KNO3

Al(OH)3 + KOH  KAlO2(dd) + 2H2O

Ở dung dịch nào có khí mùi khai bay ra khi đun nóng nhẹ, dung dịch đó là NH4NO3 :




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…