Đốt cháy hoàn toàn 9,12 gam este X (công thức CnH10O2), thu được H2O và 10,752 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 9,12 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng thu được ancol etylic và m gam muối. Tìm m?
Ta có nCO2 = 10,752/22,4 = 0,48 mol
Bảo toàn C có nC(X) = nCO2
=> 9,12/(12n + 42).n = 0,48 => n = 6 ⟹ X là C6H10O2
Thủy phân X trong KOH thu được ancol C2H5OH
=> Công thức cấu tạo của X là C3H5COOC2H5
C3H5COOC2H5 + KOH → C3H5COOK + C2H5OH
0,08 mol → 0,08 mol
=> mmuối = 0,08.124 = 9,92 gam
Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Tính hiệu suất phản ứng lên men
C6H12O6 -lên men→ 2C2H5OH + 2CO2
Vì NaOH dư ⇒ Muối là Na2CO3 ⇒ nCO2 = nNa2CO3 = 318/106 = 3 mol
⇒ nC6H12O6 = 1,5 mol ⇒ mC6H12O6 = 270 g
⇒ Hiệu suất H = 270/360 = 75 %
Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?
Điểm giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.
Điểm khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: sự oxi hóa chậm không phát sáng còn sự cháy có phát sáng.
Tính thể tích dung dịch HNO3 96% (D =1,52g /ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozo tạo 29,7 kg xenlulozo trinitrat.
Câu A. 15,00 lít
Câu B. 1,439 lít
Câu C. 24,39 lít
Câu D. 12,952 lít
Cho 4,15 gam hỗn hợp Fe, Al phản ứng với 200 ml dung dịch CuSO4 0,525M. khuấy kỹ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem lọc kết tủa (A) gồm hai kim loại nặng 7,84 gam và dung dịch nước lọc B. Để hòa tan kết tủa A cần ít nhất bao nhiêu lit dung dịch HNO3 2M biết phản ứng tạo ra NO.
Phản ứng xảy ra với Al trước, sau đó đến Fe. Theo giả thiết, kim loại sinh ra là Cu (kim loại hóa trị II).
Gọi x là số mol Al, y là số mol Fe phản ứng và z là số mol Fe dư:
Vậy: VHNO3 = 0,36/2 = 0,18(lít)
Có những muối sau :
A. CuSO4 ; B. NaCl; C. MgCO3 ; D. ZnSO4 ; E. KNO3.
Hãy cho biết muối nào :
a) Không nên điều chế bằng phản ứng của kim loại với axit vì gây nổ, không an toàn.
b) Có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit sunfuric loãng.
c) Có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohiđric.
d) Có thể điều chế bằng phản ứng trung hoà giữa hai dung dịch.
e) Có thể điều chế bằng phản ứng của muối cacbonat không tan với dung dịch axit sunfuric.
a) B. NaCl ; E. KNO3
b) D. ZnSO4 ;
c) B. NaCl;
d) B. NaCl; E. KNO3
e) A. CuSO4 ; D. ZnSO4.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB