Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam metylamin (CH3NH2), thu được sản phẩm có chứa V lít khí N2 (đktc). Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam metylamin (CH3NH2), thu được sản phẩm có chứa V lít khí N2 (đktc). Tìm V?


Đáp án:

nCH3NH2 = 6,2: 31 = 0,2 (mol)

BTNT N => nN2 = ½ nCH3NH2 = 0,1 (mol)

=> VN2 = 0,1. 22,4 = 2,24 (lít)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán nâng cao về hóa vô cơ
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hết 8,72 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 27,96 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được 36,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N5+ đều là NO. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 32,96.

  • Câu B. 9,92.

  • Câu C. 30,72.

  • Câu D. 15,68.

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành số 1: Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Bài thực hành số 1: Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học


Đáp án:

Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong chu kì và nhóm:

a) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm

- Tiến hành TN:

   + Lấy vào 2 cốc thủy tinh mỗi cốc 60ml nước, nhỏ vào mỗi cốc vài giọt phenolphtalein, khuấy đều.

   + Cốc 1: Cho vào 1 mẩu Na nhỏ

   + Cốc 2: Cho vào 1 mẩu K có cùng kích thước

- Quan sát hiện tượng

   + Cốc 1: Mẩu Na chạy trên mặt nước tạo giọt tròn, tỏa nhiều nhiêt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng.

   + Cốc 2: Mẩu K tan nhanh, tỏa rất nhiều nhiệt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng nhưng phản ứng nhanh hơn cốc 1.

- Giải thích:

Trong cùng 1 nhóm A, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại tăng dần nên tính kim loại của K mạnh hơn tính kim loại của Na dó đó phản ứng của K xảy ra mạnh và nhanh hơn Na.

PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

b) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì

- Tiến hành TN:

   + Rót vào cốc 1 + cốc 2: Mỗi cốc 60ml nước.

   + Rót vào cốc 3: 60ml nước nóng.

   + Nhỏ vào 3 cố, mỗi cốc vài giọt phenolphtalein

   + Cốc 1: Cho tiếp 1 mẩu Na nhỏ

   + Cốc 2, cốc 3: Mỗi cốc cho 1 mẩu Mg nhỏ

- Hiện tượng:

   + Cốc 1: Giống hiện tượng TN1

Mẩu Na chạy trên mặt nước tạo giọt tròn, tỏa nhiều nhiệt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng.

   + Cốc 2: Không có hiện tượng gì

   + Cốc 3: Mẩu Mg tan ít, dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng nhạt.

- Giải thích:

   + Trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần nên tính kim loại của Mg yếu hơn Na

   + Na tan tốt trong nước, Mg không tan trong nước ở điều kiện thường và tan ít trong nước nóng.

PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Mg + 2H2O -to→ Mg(OH)2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về đisaccarit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?


Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ.

  • Câu B. Glucozơ.

  • Câu C. Tinh bột.

  • Câu D. Xenlulozơ.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết: a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn. b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt. c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết:

a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn.

b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt.

c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).


Đáp án:

a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn

- Sắt là kim loại chuyển tiếp ở nhóm VIIIB, chu kỳ 4, ô 26.

b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt

- Cấu hình electron nguyên tử: ls22s22p63s23p63d64s2 hoặc viết gọn [Ar]3p64s2.

Sắt thuộc nhóm nguyên tố d

c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt

Sắt có tính khử trung bình. Các số oxi hóa phổ biến của sắt là +2 và +3.

Fe + S --t0--> FeS

2Fe  + 3Cl2  --t0--> 2FeCl3

Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 --> FeSO4 + Cu

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau. Thí nghiệm Nồng độ axit Nhiệt độ (ºC) Sắt ở dạng Thời gian phản ứng xong (s) 1 1M 25 Lá 190 2 2M 25 Bột 85 3 2M 35 Lá 62 4 2M 50 Bột 15 5 2M 35 Bột 45 6 3M 50 Bột 11 Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng: a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ? b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc? c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau.

Thí nghiệm Nồng độ axit Nhiệt độ (ºC) Sắt ở dạng Thời gian phản ứng xong (s)
1 1M 25 190
2 2M 25 Bột 85
3 2M 35 62
4 2M 50 Bột 15
5 2M 35 Bột 45
6 3M 50 Bột 11
 

Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:

a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?

b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?

c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?


Đáp án:

So sánh các điều kiện: nồng độ axit, nhiệt độ của dung dịch H2SO4 loãng và trạng thái của sắt với thời gian phản ứng để rút ra:

a) Thí nghiệm 2,thí nghiệm 4, thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ của dung dịch H2SO.

b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc.

c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ của dung dịch H2SO4.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…