Câu A. 0,05
Câu B. 0,16
Câu C. 0,02
Câu D. 0,10 Đáp án đúng
nKMnO4= 3,16/158 = 0,02 (mol) Bảo toàn electron: nHCl (bị oxi hóa) = 5nKMnO4= 5.0,02 = 0,1 (mol)
Cho công thức hóa học một số chất như sau:
a) Axit sufuhidric: H2S
b) Nhôm oxit: Al2O3
c) Liti hidroxit: LiOH
d) Magie cacbonat: MgCO3
Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
a) Trong phân tử H2S:
- Do hai nguyên tố H và S tạo nên.
- Gồm có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S liên kết với nhau trong 1 phân tử
- Có PTK: 1.2 + 32 = 34đvC
b) Trong phân tử Al2O3:
- Do 2 nguyên tố Al và O tạo nên.
- Gồm có 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O liên kết với nhau trong 1 phân tử
- Có PTK: 27.2 + 16.3 = 102đvC
c) Trong phân tử LiOH:
- Do 3 nguyên tố Li, O và H tạo nên.
- Gồm có 1 nguyên tử Li, 1 nguyên tử O và 1 nguyên tử H liên kết với nhau trong 1 phân tử
- Có PTK: 7 + 16 + 1 = 24 đvC
d) Trong phân tử MgCO3:
- Do 3 nguyên tố Mg, C, và O tạo nên.
- Gồm có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O liên kết với nhau trong 1 phân tử
- Có PTK: 24 + 12 + 16.3 = 84đvC
Cho những chất sau : đồng, các hợp chất của đồng và axit sunfuric. Hãy viết những phương trình hoá học điều chế đồng(II) sunfat từ những chất đã cho, cần ghi rõ các điều kiện của phản ứng.
Có các chất: Cu ; các hợp chất của đồng là CuO, Cu(OH)2, các muối đồng là CuCO3 hoặc CuCl2, hoặc Cu(NO3)2 ; H2SO4. Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện của phản ứng.
Thí dụ :
- Cu + H2SO4 (đặc)
Cu + 2H2SO4đ → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- CuO + H2SO4
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
- CuCO3 + H2SO4
CuCO3 + H2SO4 → CuSO4 + H2O + CO2
- Cu(OH)2 + H2SO4
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Theo thuyết Brón-stet, ion nào sau đây (trong dung dịch) có tính lưỡng tính?
Câu A. CO32-
Câu B. OH-
Câu C. Ca2+
Câu D. HCO3-
Lên men 360 gam glucozơ trong điều kiện thích hợp (giả sử chỉ có phản ứng tạo thành ancol etylic). Cho toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch NaOH, thu được 106 gam Na2CO3 và 168 gam NaHCO3. Tính hiệu suất của phản ứng lên men glucozơ?
Hấp thụ CO2 vào dung dịch NaHCO3
CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2)
nCO2 (1) = nNaHCO3 = 168: 84 = 2 mol
nCO2 (2) = nNa2CO3 = 106: 106 = 1 mol
⇒ nCO2 thực tế = 2 + 1 =3 mol
Theo phương trình:
nCO2 = 2nglucozo = (2.360) : 180 = 4 mol
=> %H = (3/4).100% = 75%
Giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt
b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên
c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu
a. Khi ta nhai kĩ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có trong nước bọt thủy phân tinh bột thành dextrin rồi thành mantozo
b. Miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn miếng cơm phía trên
c. Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành glucozo. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh lam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet