Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam ankađien liên hợp X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là gì?
Đặt CTPT X là CnH2n-2
⇒ 2,7n/(14n-2) = 4,48/22,4 ⇒ n = 4
⇒ CTPT: C4H6
Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít hỗn hợp X gồm (NO và NO2) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối hơi của X đối vơi hidro bằng 19. Tính thể tích hỗn hợp khí X.
là trung bình cộng nên nNO = nNO2
Trong 12 gam hỗn hợp có 0,1 mol Fe và 0,1 mol Cu
Fe → Fe3+ + 3e Cu → Cu2+ + 2e
⇒ ∑nelectron do chất khử cho = 0,5(mol)
Áp dụng định luật bảo toàn electron: 4x = 0,5 ⇒ x = 0,125(mol)
Vậy: V = 0,125.2.22,4 = 5,6(lít)
Hợp chất X (chứa C, H, O, N) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm. Trong X, % khối lượng của nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,449% ; 7,865% ; 15,73%. Khi cho 4,45g X phản ứng hoàn toàn với NaOH (đun nóng) được 4,85g muối khan. Nhận định nào về X sau đây không đúng :
Câu A. X vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH
Câu B. Phân tử X chứa 1 nhóm este
Câu C. X dễ tan trong nước hơn Alanin
Câu D. X là hợp chất no, tạp chức.
Nguyên tố X có tổng số proton, nơtron, electron là 13. Vậy X thuộc nhóm mấy, chu kì mấy?
P + N + E = 13 ⇒ 2P + N = 13
P < N < 1,5P
⇒ 3,7 < P < 4,3 ⇒ P = E = 4 ⇒ cấu hình e: 1s22s2 ⇒ chu kì 2 nhóm IIA
Có dung dịch chứa đồng thời các cation Fe2+, Al3+. Trình bày cách tách và nhận biết mỗi ion từ dung dịch của hỗn hợp.
∗ Cách tách 2 ion từ hỗn hợp:
- Cho NaOH đến dư vào hỗn hợp ta thu được hai phần : kết tủa là Fe(OH)3, dung dịch là NaAlO2, NaOH dư
Fe2+ + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2Na+
Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3
Al3+ + 3NaOH → 2Na+ + Al(OH)3
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
- Tách kết tủa: hòa tan kết tủa trong HCl thu được muối
Fe(OH)3 + HCl → FeCl3 + 2H2O
Sau đó cho Fe vào dd để thu được muối Fe2+
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
- Phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
Hòa tan kết tủa trong HCl thu muối Al3+
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
∗ Nhận biết mỗi ion từ hỗn hợp
Cho NaOH vào hỗn hợp hai cation, nếu thấy xuất hiện kết tủa trắng xanh là Fe(OH)2 đem để ngoài không khí thấy có kết tủa nâu đỏ đó là Fe(OH)3 ⇒ chứng tỏ có ion Fe2+
Nếu thấy dung dịch có kết tủa keo trắng sau đó tan ra trong NaOH dư thì có ion Al3+.
PTHH: tương tự như phần tách chất.
Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đều là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.
a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khi lưu huỳnh đioxit).
b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
c) Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển đến thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
d) Cồn để trong lọ không khí khi bay hơi.
- Hiện tượng hóa học (a) và (c) vì :
Câu a: lưu huỳnh cháy → khí lưu huỳnh đioxit : có sự tạo thành chất mới
Câu c: canxi cacbonat → hai chất khác : có sự tạo thành chất mới
- Hiện tượng vật lí (b) và (d) vì thủy tinh và cồn vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Thủy tinh chỉ thay đổi trạng thái từ thủy tinh rắn thành thủy tinh nóng chảy. Cồn trong lọ kín không có sự thay đổi gì.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB