Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO. a) Lập phương trình hóa học. b) Tính khối lượng ZnO thu được? c) Tính khối lượng oxi đã dùng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.

a) Lập phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?

c) Tính khối lượng oxi đã dùng?


Đáp án:

a) Phương trình hóa học: 2Zn + O2 → 2ZnO

b) Số mol Zn là: nZn = 13/65 = 0,2mol

Phương trình hóa học:    2Zn + O2 → 2ZnO

Tỉ lệ PT: 2mol 1mol  2mol

0,2mol ?mol ?mol

Số mol ZnO tạo thành là: nZnO = (0,2.2)/2= 0,2mol

=> Khối lượng ZnO là: mZnO = 0,2 . 81 = 16,2 gam

c) Số mol khí O2 đã dùng là: nO2= (0,2.1)/2 = 0,1 mol

=> Khối lượng O2 là: mO2 = n.M = 0,1.32 = 3,2 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong Z là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong Z là %?


Đáp án:

a mol X → a mol H2O ⇒ Số H trung bình trong X = 2

⇒ Y là HCOOH (x mol) và Z là: (COOH)2 (y mol)

nCO2 = nH+ = 1,6a ⇒ x + 2y = 1,6a (1)

x + y = a (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,4a; y = 0,6a

%m HCOOH = [{0,4a.46}/{0,4a.46 + 0,4a.90}].100% = 25%

Xem đáp án và giải thích
Amophot là hỗn hợp các muối
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Amophot là hỗn hợp các muối nào?


Đáp án:

Amophot là hỗn hợp các muối: (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số hạt proton của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số hạt proton của X?


Đáp án:

Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.

X có tổng số hạt là 36 nên p + n + e = 36 (1).

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, thay vào (1) ta được: 2p + n = 36 (2).

Trong nguyên tử X, hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện nên:

(p + e) = 2n hay p = n (3)

Thay (3) vào (2) được p = n = 12.

Vậy số hạt proton của X là 12.

Xem đáp án và giải thích
Có những trường hợp sau : a. Dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất CuSO4. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình dạng phân tử và ion thu gọn b. Bột Cu có lẫn chất là bột Zn và bột Pb. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những trường hợp sau :

a. Dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất CuSO4. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình dạng phân tử và ion thu gọn

b. Bột Cu có lẫn chất là bột Zn và bột Pb. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn


Đáp án:

a. Cho Fe vào dung dịch Fe2SO4 có lẫn CuSO4, khuấy kĩ, lọc bỏ chất rắn gồm Cu và Fe dư ta được FeSO4 tinh khiết

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

b. Hòa tan bột Cu có lẫn Zn và Pb vào dung dịch Cu(NO3)2 khuấy để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy chất rắn là Cu tinh khiết

Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Pb + Cu(NO3)2 →Pb(NO3)2 + Cu

Pb + Cu2+ → Pb2+ + Cu

Xem đáp án và giải thích
Vì sao thuỷ tinh lại có thể tự thay đổi màu ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao thuỷ tinh lại có thể tự thay đổi màu ?


Đáp án:

Việc chế tạo thuỷ tinh đổi màu cũng tương tự như chế tạo thuỷ tinh thường, chỉ khác là người ta thêm vào nguyên liệu chế tạo thuỷ tinh một ít chất cảm quang như bạc clorua hay bạc bromua… và một ít chất tăng độ nhạy như đồng clorua. Chất nhạy cảm làm cho thuỷ tinh biến đổi nhaỵ hơn. Sự đổi màu có thể giải thích như sau: Khi bị chiếu sáng, bạc clorua tách thành bạc và clo. Bạc sẽ làm cho thuỷ tinh sẵn màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh sẩm màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh lại trong suốt.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…