Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 5 gam oxi. Sau phản có chất nào còn dư?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 5 gam oxi. Sau phản có chất nào còn dư?


Đáp án:

S + O2 --t0--> SO2

nS = 0,1 mol

nO2 = 0,15626 mol

Lấy tỉ lệ số mol chia cho hệ số phản ứng ta có:

0,1/1 <  0,15626/1 ⇒ Vậy oxi dư, lưu huỳnh hết.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì ? Lấy các thí dụ minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì ? Lấy các thí dụ minh hoạ.


Đáp án:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau:

Tao thành chất kết tủa

Ví dụ: AgNO3 + NaCl → AgCl↓+ NaNO3

Tạo thành chất điện li yếu

Ví dụ: CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl

Tạo thành chất khí

Ví dụ: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Làm cách nào để quả mau chín ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm cách nào để quả mau chín ?


Đáp án:

Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 nơtron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 nơtron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X?


Đáp án:

Theo đề bài, trong (X) có 75 electron và 110 nơtron.

=> Z = 75 và A = 75 + 110 = 185.

=> 18575X

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái tự nhiên, tính chất và ứng dụng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái tự nhiên, tính chất và ứng dụng.


Đáp án:

1. Trạng thái tự nhiên:

– Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi. Silic chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.

– Trong tự nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Các hợp chất tồn tại nhiều là thạch anh, cát trắng, đất sét (cao lanh).

2. Tính chất:

a) Tính chất vật lí: Silic là chất rắn, màu xám, khó nòng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém. Silic là chất bán dẫn.

b) Tính chất hóa học: Phản ứng với oxi (ở nhiệt độ cao):

Si + O2 → SiO2.

3. Ứng dụng: Silic được sử dụng trong kĩ thuật rađio, trong chế tạo pin mặt trời, chế tạo linh kiện điện tử...

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 2,1M. Tính pH của dung dịch thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 2,1M. Tính pH của dung dịch thu được.


Đáp án:

 nMg = 2,4/24 = 0,1 mol; nHCl = 0,1.2,1 = 0,21 mol

                                Mg      +       2HCl        --> MgCl2     +         H2

Trước pu:                  0,1               0,21                                                  

Phản ứng:                 0,1               0,2                                                  

Sau pu:                       0                 0,01   

      Số mol HCl dư : (0,21 – 0,2) = 0,01 mol

                     HCl dư --->  H+              +              Cl-

                           0,01          0,01

    ⇒ [H+] = 0,01/0,1 = 0,1 mol/lít ⇒ pH = -lg[H+] = 1       

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…