Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng hoàn toàn, khí ra khỏi ống được dẫn vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng hoàn toàn, khí ra khỏi ống được dẫn vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là:


Đáp án:

CO + [O] → CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Theo PTHH: nCO = nCO2=nCaCO3 = 0,04 mol => V= 0,896 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Điện phân một dung dịch chứa anion NO3- và các cation kim loại có cùng nồng độ mol : Cu2+, Ag2+, Pb2+. Hãy cho biết trình tự xảy ra sự khử của các ion kim loại này trên bề mặt catot. Giải thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân một dung dịch chứa anion NO3- và các cation kim loại có cùng nồng độ mol : Cu2+, Ag2+, Pb2+. Hãy cho biết trình tự xảy ra sự khử của các ion kim loại này trên bề mặt catot. Giải thích?


Đáp án:

Tính oxi hóa Ag+ > Cu2+ > Pb2+ ⇒ Trình tự xảy ra sự khử ở catot là :

Ag+ + e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Pb2+ + 2e → Pb

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau:     (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin     (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin     Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất sau:

    (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin

    (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin

    Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 


Đáp án:

(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)

- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3

- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.

 

 

Xem đáp án và giải thích
Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng.

Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra.

Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.


Đáp án:

Phương trình chữ của phản ứng:

Axit clohiđric + Canxi cacbonat → Canxi clorua + Nước + khí cacbon đioxit.

Chất tham gia axit clohiđric và canxi cacbonat.

Sản phẩm: canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.

Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: sủi bọt khí.

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại 


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại.

- Tiến hành TN:

   + Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 3ml dd HCl loãng

   + Lần lượt cho 3 mẫu kim loại có kích thương tương đương nhau vào 3 ống nghiệm

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Al nhanh hơn so với ống nghiệm khi thả Fe. Ống nghiệm khi thả Cu không có hiện tượng gì.

Kết luận: Tính kim loại Al > Fe > Cu.

PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu không tác dụng với dd HCl loãng

2. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch.

- Tiến hành TN: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút quan sát màu đinh sắt và màu dung dịch.

- Hiện tượng: Trên Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Cu); dung dịch nhạt dần màu xanh ( Cu2+ phản ứng và nồng độ giảm).

- Kết luận: Kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch (kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

3. Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học.

- Tiến hành TN:

   + Rót vào 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 3ml dd H2SO4 loãng

   + Cho vào mỗi ống 1 mẩu kẽm.

   + Nhỏ thêm vào 2-3 giọt dd CuSO4 vào ống thứ 2.

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng:

   + Lúc đầu ở ống 1 và ống 2 bọt khí thoát ra đều nhau.

   + Ở ống 2 sau khi thêm CuSO4 thấy ở viên kẽm xuất hiện màu đỏ, đồng thời bọt khí thoát ra nhanh hơn ống 1

- Giải thích: Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Cu sinh ra bám lên thanh Zn thành 2 điện cực trong dung dịch H2SO4 ⇒ pin (ăn mòn điện hóa học)

- PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy m gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 8g MgO. Biết rằng khối lượng Mg tham gia phản ứng bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí) tham gia phản ứng. Tính khối lượng của Mg và khí oxi đã phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy m gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 8g MgO. Biết rằng khối lượng Mg tham gia phản ứng bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí) tham gia phản ứng. Tính khối lượng của Mg và khí oxi đã phản ứng.


Đáp án:

2Mg + O2 --t0--> 2MgO

Gọi khối lượng Oxi là a (g) → khối lượng Mg là 1,5a (g)

Theo định luật BTKL ta có 1,5a + a = 8 (g)

→ a = 3,2g

→ Khối lượng Mg là 3,2 . 1,5 = 4,8g.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…