Dẫn 4,68 lít hỗm hợp khi X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2 . Công thức của phân tử hai hiđrocacbon là gì? (biết thể tích khí đều đo (đktc)).
Khí không tham gia phản ứng là ankan ⇒ nCnH2n+2 = 0,05 mol
Thể tích khí tham gia phản ứng là: 1,68 – 1,12 = 0,56 lít (0,025 mol)
⇒ nBr2 = 0,025 mol ⇒ Khí còn lại là anken CmH2m
⇒ nCO2 = 0,125 mol ⇒ 0,05n + 0,025m = 0,125
⇒ 2n + m = 5 ⇒ n = 1; m = 3 ⇒ CTPT hai hidrocacbon là CH4 và C3H6
Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín:
CaCO3 (r) → CaO(r) + CO2 (k), ΔH > 0
Điều gì xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi sau?
a) Tăng dung dịch của bình phản ứng.
b) Thêm CaCO3 vào bình phản ứng.
c) Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng.
d) Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng.
e) Tăng nhiệt độ.
Điều sẽ xảy ra nếu:
a)Tăng dung tích của bình phản ứng lên ⇒ áp suất giảm ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều làm tăng áp suất (tăng số mol phân tử khí) ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
b)Thêm CaCO3 vào bình phản ứng: cân bằng không chuyển dịch do chất rắn không làm ảnh hưởng tới cân bằng.
c)Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng: cân bằng không chuyển dịch do chất rắn không làm ảnh hưởng tới cân bằng.
d)Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng: NaOH phản ứng với CO2 ⇒ lượng CO2 giảm ⇒cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng lượng CO2 ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
e)Tăng nhiệt độ: cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Cao dao Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
N2 + O2 Tia lửa điện → 2 NO
Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 sẽ tan trong nước mưa:
NO2 + H2O + O2 → HNO3
HNO3 → H+ + NO3+
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất.
Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu thu được 4,66g oxit. Cho toàn bộ lượng oxit này tác dụng với dung dịch axit H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml). Tính thể tích H2SO4 cần dùng tối thiểu
mO = moxit - mkim loại = 4,66 - 3,86 = 0,8g
nO = 0,8/16 = 0,05 mol
nO = 2nH+ = nH2SO4 = 0,05 mol
Nước trong vùng có núi đá vôi thuộc loại nước cứng. Viết phương trình hoá học của các phản ứng mô tả sự tạo thành nước cứng.
Trong thành phần của đá vôi có các hợp chất CaCO3, MgCO3. Nước mưa hoà tan khí CO2 trong không khí đã hoà tan dần các hợp chất CaCO3,MgCO3
Đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol nCO2: nH2O = 8:11. Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có công thức dạng RNH3Cl. Có bao nhiêu đồng phân của X thỏa mãn điều kiện trên
Theo bài ra, tỉ lệ nCO2: nH2O = 8: 11 ⇒ tỉ lệ C: H = 4: 11 ⇒ C4H11N
Theo bài ra thì X là amin bậc 1, do đó có:
+) C-C-C-C-NH2 ( butan-1-amin)
+) C-C(CH3)-C-NH2 ( butan-2-amin)
+) C-C-C(CH3)-NH2 ( 2-metyl propan-1-amin)
+) C-C(CH3)2-NH2 ( 2-metyl propan-2-amin)
⇒ 4 đồng phân
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB