Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước ( có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hidro. Phương trình điện phân nước được biểu diễn như sau:
Điền những số liệu thích hợp vào chỗ trống trong bảng dưới đây:
H2O đã dùng | H2 tạo thành | O2 tạo thành |
---|---|---|
a) 2mol | ……mol | ……mol |
b) ……mol | ……..g | 16g |
c)…….mol | 10g | ……g |
d) 45g | ……….g | ……g |
e) ……g | 8,96lit(đktc) | …….lit(đktc) |
f) 66,6g | ………g | ………lit(đktc) |
H2O đã dùng | H2 tạo thành | O2 tạo thành |
---|---|---|
a) 2 mol | 2 mol | 1 mol |
b) 1 mol | 2 g | 16g |
c)5 mol | 10g | 80 g |
d) 45 g | 5 g | 40 g |
e) 7,2 g | 8,96lit(đktc) | 4,48 lit(đktc) |
f) 66,6g | 7,4g | 41,44 lit(đktc) |
Cách tính:
a) Theo tỉ lệ phương trình: nH2O = 2 mol ⇒ nH2 = 2 mol; nO2 = 1.2/2 = 1 mol
b) nO2 = 16/32 = 0,5 mol ⇒ nH2O = nH2 = 2.nO2 = 2. 0,5 = 1 mol; mH2 = 1.2 = 2g
c) nH2 = 10/2 = 5 mol ⇒nH2O = nH2 = 5mol ; nO2 = 5.1/2 = 2,5 mol ⇒mO2 = 32. 2,5 = 80g
d) nH2O = 45/18 = 2,5 mol ⇒ nH2 = 2,5 mol ⇒ mH2 = 2,5. 2 = 5g
nO2 = 2,5.1/2 = 1,25 mol ⇒mO2 = 32. 1,25 = 40g
e) nH2 = 8,96/22,4 = 0,4 mol ⇒ nH2O = 0,4 mol ⇒ mH2O = = 0,4 .18 = 7,2 g
nO2 = 0,4.1/2 = 0,2 mol ⇒ VO2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 l
f) nH2O = 66,6/18 = 3,7 mol ⇒ nH2 = 3,7 mol ⇒ mH2 = 3,7 .2 = 7,4 g
nO2 = 3,7.1/2 = 1,85 mol ⇒ VO2 = 41,44 lít
Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,22 g hỗn hợp hai este đồng phân A và B cần dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este đó thì thu được khí CO2 và hơi nước với thể tích VH2O : VCO2 = 1 : 1. Hãy xác định công thức cấu tạo và gọi tên A và B
Đốt cháy este ta thu được nCO2 = nH2O ⇒ A, B là 2 este no, đơn chức có công thức dạng CnH2nO2 hay RCOOR’.
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH (1)
Theo (1) thì neste = nNaOH = 0,03.1 = 0,03 mol
⇒ Meste = meste : neste = 2,22 : 0,03 = 74 = MCnH2nO2
⇒ 14n + 32 = 74 ⇒ n = 3
CTPT 2 este : C3H6O2
Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?
H2N-R-COOH (0,1 mol) + HCl → ClH3N-R-COOH (0,1 mol)
Mmuối = R + 97,5 = 11,15/0,1 suy ra R = 14: CH2−
⇒ X: H2N-CH2-COOH
Nêu phương pháp nhận biết các chất rắn màu trắng sau: Tinh bột, glucozo và saccarozo.
Hòa tan các chất vào nước, chất không tan là tinh bột. cho hai chất còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, chất nào cho phản ứng tráng bạc là glucozo, chất còn lại là saccarozo.
Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng từng dung dịch của các chất sau đây : Al(NO3)3, , AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.
Nhận biết được dung dịch FeCl3 do có màu vàng, các dung dịch còn lại đều không màu.
- Nhỏ dung dịch FeCl3 vào từng dung dịch trong ống nghiêm riêng. Nhận ra được dung dịch AgNO3 do xuất hiện kết tủa trắng AgCl và nhận ra được dung dịch KOH do tạo thành kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ :
FeCl3 + 3AgNO3 3AgCl + Fe(NO3)3
FeCl3 + 3KOH Fe(OH)3 + 3KCl
- Nhỏ từ từ dung dịch KOH vừa nhận biết được cho đến dư vào từng dung dịch còn lại là Al(NO3)3 và :
Ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa keo màu trắng, sau đó kết tủa keo tan khi thêm dung dịch KOH, dung dịch đó là Al(NO3)3 :
Al(NO3)3 + 3KOH Al(OH)3 + 3KNO3
Al(OH)3 + KOH KAlO2(dd) + 2H2O
Ở dung dịch nào có khí mùi khai bay ra khi đun nóng nhẹ, dung dịch đó là :
Hãy giải thích tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu etylic.
Khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí, đường saccarozơ có trong mía sẽ bị vi khuẩn và hơi nước có trong không khí lên men chuyển thành glucozơ, sau đó thành rượu etylic.
(1) C12H22O11 + H2O →C6H12O6 + C6H12O6
(2) C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB