Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp: Fe, Cu, Ag mà không làm thay đổi khối lượng, có thể dùng hóa chất nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp: Fe, Cu, Ag mà không làm thay đổi khối lượng, có thể dùng hóa chất nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. AgNO3

  • Câu B. HCl, O2

  • Câu C. Fe2(SO4)3 Đáp án đúng

  • Câu D. HNO3

Giải thích:

- Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Fe và Cu ta dùng dung dịch Fe2(SO4)3.

Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4

Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

- Ag không tan trong dung dịch Fe2(SO4)3 nên ta tách lấy phần không tan ra là Ag

Cho AgNO3 vào tách được Ag nhưng khối lượng thay đổi

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan


Đáp án:

- Tiến hành thí nghiệm:

   + Trộn đều natri axetat với vôi tôi xút theo tỉ lệ khối lượng 1:2, cho 4-5g hỗn hợp vừa trộn vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí

   + Lắp dụng cụ như hình 5.2

   + Đun nóng đáy ống nghiệm bằng đèn cồn

   + Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra. Quan sát màu ngọn lửa

   + Dẫn dòng khí lần lượt vào dd Br2 hoặc dd thuốc tím. Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng:

   + Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, CH4 được dẫn ra từ ống nghiệm bốc cháy với ngọn lửa xanh nhạt.

   + Đưa mặt đế sứ vào phía trên ngọn lửa, có các giọt nước đọng trên mặt sứ.

   + Đưa đầu ống dẫn khí sục vào các dung dịch KMnO4 và nước brom, không có hiện tượng mất màu.

- Giải thích:

   + Đốt CH4 cháy tạo ra CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt, CH4 cháy với ngọn lửa xanh.

PTHH: CH4 + 2O2 → CO2 + H2O (H = -890kJ)

   + CH4 không làm mất màu dung dịch KMnO4 và nước brom, chứng tỏ không xảy ra phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy lập công thức % khối lượng C, H của monoxicloankan theo số lượng nguyên tử C trong phân tử. Nhận xét kết quả thu được. b) cũng câu hởi a đối với ankan. Hàm lượng % C, H ở ankan C2H2n+2 sẽ biến đổi như thế nào khi n→∞
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy lập công thức % khối lượng C, H của monoxicloankan theo số lượng nguyên tử C trong phân tử. Nhận xét kết quả thu được.

b) cũng câu hởi a đối với ankan. Hàm lượng % C, H ở ankan C2H2n+2 sẽ biến đổi như thế nào khi n→∞


Đáp án:

a)

CnH2n có %mC = (12n/14n).100% = 85,71%

%mH = (2n/14n).100% = 14,29%

Nhận xét: với xicloankan, phần trăm khối lượng C và H không dổi, không phụ thuộc vào n.

b)

CmH2m+2 có: %mC = [12m .100%] : [14n + 2] = 600/7 %

=> %mH = 100/7 %

Nhận xét: khi m tiến đều từ 1 đến ∞, giới hạn phần trăm khối lượng của C và H biến đổi như sau:

75% <= %mC < 600/7 %

25% <= %mH < 100/7 %

 

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất H có công thức MX2 trong đó M chiếm 140/3% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất H có công thức MX2 trong đó M chiếm 140/3% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là gì?


Đáp án:

Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt → ZM + 2.ZX = 58

Trong hạt nhân M có số notron nhiều hơn số hạt proton là 4 hạt → -ZM + NM = 4

Trong hạt nhân X, số notron bằng số proton → ZX = NX

MA = ZM + NM + 2.ZX + 2.NX = (ZM + 2.ZX ) + NM + 2NX= 58 + NM + 58 - ZM = 116 + NM- ZM

M chiếm 46,67% về khối lượng → ZM + NM = 7.(116 + NM - ZM)/15 → 22ZM + 8NM\

Cấu hình electron của M là [Ar]3d64s2.

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,8 g CaO tác dụng với một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lít CO2(đktc) vào dung dịch A. a) Tính khối lượng kết tủa thu được. b) Khi đun nóng dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 2,8 g CaO tác dụng với một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lít CO2(đktc) vào dung dịch A.

a) Tính khối lượng kết tủa thu được.

b) Khi đun nóng dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là bao nhiêu?


Đáp án:

a) Số mol CaO là nCaO = 0,05 mol

Số mol CO2 là nCO2 = 0,075 mol

nCaCO3 = nCO2 pư = nCa(OH)2 = 0,05 mol

nCO2 dư = 0,075 – 0,05 = 0,025 (mol)

CaCO3 tạo thành 0,05 (mol) bị hòa tan 0,025 (mol)

Số mol CaCO3 còn lại 0,05 – 0,025 = 0,025 (mol)

Khối lượng CaCO3 là m = 0,025. 100 = 2,5 (g)

b. Khi đun nóng dung dịch A

Khối lượng kết tủa tối đa thu được là m = (0,025 + 0,025).100 = 5g

 

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng được với dd Fe(NO3)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất sau: HCl, AgNO3, Cl2, KMnO4/H2SO4 loãng, Cu. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 5

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…