Đốt cháy X cũng như Y với lượng oxi vừa đủ, luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Biết rằng X, Y (MX < MY) là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 400 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối cần dùng 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử có trong Y là
Câu A. 21 Đáp án đúng
Câu B. 20
Câu C. 22
Câu D. 19
Chọn A 2 Este + KOH → 2 muối và 2 ancol (1) nKOH = 0,4 mol. Vậy suy ra khi ancol phản ứng với Na thu được khí H2: => nH2 = 0,5nOH- = 0,2 mol; Khi cho ancol tác dụng với Na dư thấy khối lượng bình tăng: 15,2 gam => mancol - mH2 = 15,2 => mancol = 15,6 g; Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho (1) ta có: meste + mKOH = mmuối + mancol => mmuối = 30,24 + 0,4.56 - 15,6 = 37,04 g; Gọi Công thức chung của 2 muối là CxHyCOOK. Khi đốt cháy muối cần 0,42 mol O2: CxHyCOOK: 0,4 + O2 : 0,42 --> CO2 + K2CO3 : 0,2 + H2O (2); Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố K, ta có: nCxHyCOOK = 2nK2CO3 = > nK2CO3 = 0,2 mol; Gọi số mol CO2 và H2O lần lượt là a, b mol. Áp dụng định luật bảo toàn O vào (2) ta có : 2a + b = 0,4.2 + 0,42.2 - 0,2.3 = 1,04 (3) ; Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng vào (2) ta có: mCO2 + mH2O = 37,04 + 0,42.32 - 0,2.138 = 22,88 = 44a + 18b (4); Từ (3) và (4) suy ra a = 0,52 và b = 0 ; Từ đó ta suy ra trong cả hai muối đều không có H . Gọi công thức muối của X là KOOC−Ca−COOK: x mol. Gọi công thức muối của Y là KOOC−Cb−COOK: y mol . Áp dụng định luật bảo toàn K ta có: 2x + 2y =0,4 (5) ; Theo bài ra ta có: x - 1,5y = 0 (6); Từ (5) và (6) ta có: x =0,12 và y = 0,08; => mmuối = 0,12.(83.2 + 12a) + 0,08.(83.2 + 12b) = 37,04; => 3a + 2b =8 ; Este mạch hở nên cả 2 ancol đều phải là ancol đơn chức. Khi đốt este có số mol CO2 bằng số mol O2 phản ứng mà este 2 chức nên cả 2 este đều có 8H, các gốc axit không có H nên tổng số H trong 2 gốc ancol của mỗi este đều là 8H. Mặt khác : nF = nKOH = 0,4 ; Theo ta tính trên: mancol = 15,6 gam => MOH = 39 → 2 ancol đó chính là CH3OH và C2H5OH. Vì MX < MY nên a = 0, b = 4 là nghiệm duy nhất thỏa mãn. Vậy công thức 2 este đó là: X: CH3OOC−COOC2H5 và Y: CH3−OOC−C≡C−C≡C−COO−C2H5 Vậy trong Y có 21 nguyên tử.
Câu A. 4,70.
Câu B. 4,48.
Câu C. 2,46.
Câu D. 4,37.
Trộn dung dịch chứa a gam Hbr với dung dịch chứa a gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, màu của quỳ tím sẽ là màu gì?
nHBr = a/81 < nNaOH = a/40 ⇒ NaOH dư ⇒ Giấy quỳ chuyển màu xanh.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp M gồm 2 oxit sắt trong lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 tới dư vào X thu được dung dịch Y chứa 73,125 gam muối. Nếu cho m gam M trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
Giải
Dùng phương pháp quy đổi M thành Fe và O
Ta có nFe = nFeCl3 = 73,125 : 162,5 = 0,45 mol
Bảo toàn e ta có 3nFe = 2nO + 3nNO
<=> 3.0,45 = 2nO + 3.0,05 => nO = 0,6 mol
m = m Fe + mO = 0,45.56 + 0,6.16 = 34,8 gam
Hãy nêu những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ?
Do hoạt động nông nghiệp : trồng cấy cần bón phân, thuốc trừ sâu.
Do hoạt động công nghiệp : các chất thải của các nhà máy tan trong nước gây ô nhiễm.
Do sinh hoạt : bột giặt, nước thải từ nấu ăn, chất thải của người, động vật tan trong nước.
Một nguyên tử lưu huỳnh (S) chuyển thành ion sunfua (S2-) bằng cách:
Câu A. nhận thêm một electron.
Câu B. nhường đi một electron.
Câu C. nhận thêm hai electron.
Câu D. nhường đi hai electron.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB