Dạng toán kim loại tác dụng với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Thêm 1 hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho m gam Y vào HCl dư giải phóng 0,07g khí. Nồng độ của 2 muối ban đầu là:


Đáp án:
  • Câu A. 0,3M

  • Câu B. 0,4M Đáp án đúng

  • Câu C. 0,42M

  • Câu D. 0,45M

Giải thích:

X gồm AgNO3: x mol, Cu(NO3)2: x mol; Al: 0,03 mol, Fe: 0,05 mol; H2: 0,035 mol; Chất rắn Y gồm 3 kim loại nên Fe dư và Y gồm Fe dư, Ag, Cu. Gọi số mol Fe phản ứng ở phản ứng đầu là y mol; ne nhận = nAg+ + 2nCu2+ = 3x; ne nhường = 3nAl+ 2nFe = 3.0,03 + 2y; Bảo toàn e, được: 3x = 0,09 + 2y; Lại có: nFe dư =nH2 =0,035 (chỉ có Fe phản ứng với HCl sinh ra H2) → y = 0,05 − 0,035 = 0,015 → x = 0,04 mol Vậy nồng độ của 2 muối ban đầu là 0,4M.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp ở nhóm IIA. Cho 2,64 gam A tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,016 khí (đktc). X, Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp ở nhóm IIA. Cho 2,64 gam A tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,016 khí (đktc). Tìm X, Y


Đáp án:

Đặt hai kim loại trong A tương ứng với một kim loại là R.

R (0,09) + H2SO4 → RSO4 + H2 (0,09 mol)

MR = 2,64: 0,09 = 29,33

Có MMg = 24 < MR < MCa = 40.

Vậy hai kim loại cần tìm là Mg và Ca.

Xem đáp án và giải thích
Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric. a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam? b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric.

a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.


Đáp án:

nFe = 0,4 mol

nH2SO4 = 0,25 mol

Fe + H2SO4  --> FeSO4  + H2

1          1

0,4      0,25

So sánh tỉ lệ: 0,4/1 > 0,25/1 

 ⇒ Fe dư

Theo PT nFe (pư) = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ nFe dư = 0,4 – 0,25 = 0,15 mol

mFe dư = 0,15. 56 = 8,4g.

Do khối lượng Fe dư nên tính thể tích khí H2 theo số mol H2SO4.

nH2 = nH2SO4 = 0,25 mol

Vkhí = 0,25 . 22,4 = 5,6l.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của hợp chất sắt (III)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 tạo kết tủa là:


Đáp án:
  • Câu A. CH3OH

  • Câu B. CH3COOH

  • Câu C. CH3NH2

  • Câu D. CH3COOCH3

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H và N trong đó N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng được với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H và N trong đó N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng được với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức của X là


Đáp án:

Theo bài ra, X đơn chức. Chỉ có 1 nhóm NH2 nên dựa vào phần trăm N

=> M X = 87

=> X là C5H11NH2

Xem đáp án và giải thích
 Phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt


Đáp án:

Cho từng chất rắn trong lọ tác dung với NaOH.

- Không có hiện tượng xảy ra → Mg.

- Chất rắn tan dần, có khí thoát ra → Al

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Chất rắn tan dần → Al2O3

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…