Công thức cấu tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất A có công thức phân tử là C4H9O2N, biết : A + NaOH ---t0---> B + CH3OH (1) ; B + HCl dư ---t0---> C + NaCl (2); Biết B là muối cùa α-amino axit, công thức cấu tạo của A, C lần lượt là :

Đáp án:
  • Câu A. H2NCH2CH2COOCH3 và ClH3NCH2CH2COOH Đáp án đúng

  • Câu B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

  • Câu C. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

  • Câu D. CH3CH2CH2(NH2)COOH và CH3CH2CH(NH3Cl)COOH

Giải thích:

Chọn B - CH3CH(NH2)COOCH3 + NaOH ---t0--> CH3CH(NH2)COONa + CH3OH (1) - CH3CH(NH2)COONa + HCl dư ---t0---> CH3CH(NH3Cl)COOH + NaCl (2)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần % theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là (giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn)
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần % theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là (giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn) bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol 3 oxit lần lượt là a,b,c ⇒ 160a + 152b + 102c = 41,4 (1)

Fe2O3 + NaOH → không phản ứng

Cr2O3 + NaOH → 2NaCrO2 + H2O

Al2O3 + NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Chất rắn không tan là Fe2O3 ⇒ 160a = 16 (2)

Fe2O3 + 2Al  --> 2Fe + Al2O3

a               2a

Cr2O3 + 2Al   -->  2Cr  + Al2O3

b             2b

2a + 2b = (10,8 : 27)

Giải hệ (1), (2) và (3) ta được: a = 0,1; b = 0,1; c= 0,1

⇒ mCr2O3 = 152. 0,1 = 15,2 gam

⇒ %mCr2O3 = (15,2/41,4). 100% = 36,71%

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau đây: a) Ankin là phần còn lại sau khi lấy đi q nguyên tử H từ phân tử ankan. [] b) Ankin là hidrocacbon còn lại sau khi lấy đi 1 nguyên tử H từ phân tử ankan. [] c) Ankin là hidrocacbon không no có 1 liên kết ba C≡C. [] d) Ankin là hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba C≡C. [] e) Ankin là hợp chất có công thức chung R1-C≡C-R2 với R1,R2 là H hoặc nhóm ankin. []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau đây:

a) Ankin là phần còn lại sau khi lấy đi q nguyên tử H từ phân tử ankan.    []

b) Ankin là hidrocacbon còn lại sau khi lấy đi 1 nguyên tử H từ phân tử ankan.     []

c) Ankin là hidrocacbon không no có 1 liên kết ba C≡C.     []

d) Ankin là hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba C≡C.     []

e) Ankin là hợp chất có công thức chung R1-C≡C-R2 với R1,R2 là H hoặc nhóm ankin.    []


Đáp án:

a) S

b) S

c) S

d) Đ

e) Đ

Xem đáp án và giải thích
a) Viết công thức về khối lượng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit HCl tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí hidro. ( xem lại hình 2.6, trong SGK về phản ứng này). b) Cho biết khối lượng của kẽm và axit clohidric đã phản ứng là 6,5g và 7,3g, khối lượng của chất kẽm clorua là 13,6g. Hãy tính khối lượng của khí hidro bay lên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Viết công thức về khối lượng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit HCl tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí hidro. ( xem lại hình 2.6, trong SGK về phản ứng này).

   b) Cho biết khối lượng của kẽm và axit clohidric đã phản ứng là 6,5g và 7,3g, khối lượng của chất kẽm clorua là 13,6g.

   Hãy tính khối lượng của khí hidro bay lên.


Đáp án:

a) Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

   mZn + mHCl = mZnCl2 + mH2

   b) mH2 = (mZn + mHCl) - mZnCl2

     = (6,5 + 7,3) – 13,6 = 0,2(g)

Xem đáp án và giải thích
Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học? a. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước. c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn. d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được canxi hiđroxit (Ca(OH)2).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước.

c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn.

d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được canxi hiđroxit (Ca(OH)2).


Đáp án:

Các hiện tượng vật lý là a, c do không có sự tạo thành chất mới.

Các hiện tượng hóa học là b, d do chất biến đổi tạo thành chất khác.

Xem đáp án và giải thích
Điều chế Cu bằng cách điện phân dung dịch Cu(NO3)2. a. Trình bày sơ đồ điện phân. b. Viết phương trình điện phân. c. Cho biết vai trò của nước trong quá trình điện phân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Điều chế Cu bằng cách điện phân dung dịch Cu(NO3)2.

a. Trình bày sơ đồ điện phân.

b. Viết phương trình điện phân.

c. Cho biết vai trò của nước trong quá trình điện phân.


Đáp án:

a/ Sơ đồ:

Catot (-) <--- Cu(NO3)2 dung dịch ---> Anot (+)

Cu2+, H2O                                             NO3-, H2O

Cu2+  + 2e  --> Cu                                  2H2O --> O2 + 4H+  + 4e

b/ Phương trình điện phân

2Cu(NO3)2 + 2H2O → 2Cu + 4HNO3 + O2

c, H2O là chất nhường e ⇒ Chất khử.

Nồng độ của Cu2+ giảm.

Nồng độ của NO3- không thay đổi nồng độ của H+ tăng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…