Có những chất sau: KMnO4, MnO2, K2Cr2O7 và dung dịch HCl. a) Nếu các chất oxi hóa có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn? b) Nếu chất oxi hóa có số mol bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn? Hãy trả lời bằng cách tính toán trên cơ sở của các phương trình phản ứng.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất sau: KMnO4, MnO2, K2Cr2O7 và dung dịch HCl.

a) Nếu các chất oxi hóa có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn?

b) Nếu chất oxi hóa có số mol bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn?

Hãy trả lời bằng cách tính toán trên cơ sở của các phương trình phản ứng.


Đáp án:

Lượng Cl2 điều chế được từ pt (2) nhiều nhất.

Vậy dùng KMnO4 điều chế được nhiều Cl2 hơn.

b) Nếu lấy số mol các chất bằng a mol

Theo (1) nCl2(1) = nMnO2 = a mol

Theo (2) nCl2(2) = 5/2. nKMnO4 = 2,5a mol

Theo (3) nCl2(3) = 3. nK2Cr2O7 = 3a mol

Ta có: 3a > 2,5a > a.

⇒ lượng Cl2 điều chế được từ pt (3) nhiều nhất.

Vậy dùng K2Cr2O7 được nhiều Cl2 hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một amin đơn chức bậc một có 23,73% nitơ về khối lượng, số đồng phân cấu tạo có thể có của amin này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một amin đơn chức bậc một có 23,73% nitơ về khối lượng, số đồng phân cấu tạo có thể có của amin này là


Đáp án:

Đặt công thức amin là: RNH2

%m(N) = [14.100%]/M(RNH2) = 23,73%

MRNH2 = 59 ⇒ R = 59 -16 = 43 (C3H7)

Công thức amin: C3H7NH2 (2 cấu tạo bậc 1)

 

Xem đáp án và giải thích
Chỉ được dùng một kim loại, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch muối sau đây : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ được dùng một kim loại, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch muối sau đây : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.



Đáp án:

Dùng kim loại bari để phân biệt các dung dịch muối : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4.

Lấy mỗi dung dịch một ít (khoảng 2-3 ml) vào từng ống nghiệm riêng. Thêm vào mỗi ống một mẩu nhỏ kim loại. Đầu tiên kim loại bari phản ứng với nước tạo thành Ba(OH)2, rồi Ba(OH)2 phản ứng với dung dịch muối.

- Ở ống nghiệm nào có khí mùi khai (NH3) thoát ra, ống nghiệm đó đựng dung dịch NH4NO3 :

- Ở ống nghiệm nào có kết tủa trắng (BaS04) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch K2SO4 :

- Ở ống nghiệm nào vừa có khí mùi khai (NH3) thoát ra, vừa có kết tủa trắng (BaS04) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch (NH4)2S04 :




Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron ls22s22p3 a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức của hợp chất đơn giản nhất của hiđro. b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo phân tử đơn chất của nguyên tố đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron ls22s22p3

a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức của hợp chất đơn giản nhất của hiđro.

b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo phân tử đơn chất của nguyên tố đó.


Đáp án:

a) Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

- Tổng số electron là 7, suy ra nguyên tố ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn.

- Có 2 lớp electron, suy ra nguyên tố thuộc chu kì 2.

- Thuộc nhóm VA vì có 5 electron ở lớp ngoài cùng, đó là nitơ (N).

- Công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro là NH3.

b)

CTCT: H-N(H)-H

Xem đáp án và giải thích
Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân.



Đáp án:

Trong quá trình điện phân cation nào có tính oxi hoá mạnh hơn sẽ thu e trước, anion nào có tính khử mạnh hơn sẽ nhường e trước. Trong dung dịch đã cho thứ tự như sau :

- Ở catot: Cu2+ > H+(H2O) > Na+

- Ở anot: Cl- > OH-(H2O) > SO42-

Ghép các ion thành phân tử để viết pt điện phân. Các ion Cl- và Cu2+  điện phân trước

0,06mol           →      0,06→0,06

(2)

Thời gian cần thiết để điện phân ở (1):  

t = (m.n.F) : (A.I) = 5790 s

Thời gian còn lại để điện phân (2) là: 9650- 5790= 3860 (s)

Tính khối lượng O2 thu được khi điện phân trong 3860 s:

m = 0,64g

=> nO2 = 0,02 mol

Tổng số mol khí thu được ở anot là: 0,06+0,02=0,08 mol

Thể tích khí thu được ở anot là: 0,08.22,4=1,792 (l)






Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là


Đáp án:

Ta có: nAl = (2/3)nH2 = 0,2 mol

=> mAl = 0,2.27 = 5,4g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…