Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch nào?
Để phân biệt 2 dd không màu ZnSO4 và AlCl3 ta dùng dd NH3, dd NH3 đều tạo kết tủa với 2 dd trên khi nhỏ từ từ dd NH3 vào, nhưng khi dd NH3 dư kết tủa Zn(OH)2 bị hòa tan do tạo phức với NH3.
PTHH:
ZnSO4 + 2NH3 + H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Zn(OH)2 + 4NH3 →[Zn(NH3)4](OH)2
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Hãy giải thích :
a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau.
b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.
a, *Điện phân KCl nóng chảy
Catot(-) ← KCl nóng chảy → Anot(+)
K+ Cl-
K+ + e → K
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân: 2KCl ----đpnc--> 2K + Cl2
* Điện phân dung dịch KCl
Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)
K+ ,H2O Cl-,H2O
2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân: 2KCl + 2H2O --đpdd--> 2KOH + H2 + Cl2
Sự khác nhau về sản phẩm điện phân KCl nóng chảy và dung dịch KCl trong nước là quá trình khử ion K+ và khử H2O tương ứng.
b. * Điện phân dung dịch KNO3
Catot(-) ← KNO3 dung dịch → Anot(+)
K+ ,H2O NO3-, H2O
2H2O + 2e → H2 + 2OH-(dd)
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân: 2H2O --đpdd KNO3--> 2H2 + O2
*Điện phân dung dịch H2SO4
Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)
H+ ,H2O SO42-, H2O
2H+ + 2e → H2 2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân: 2H2O --đpdd H2SO4--> 2H2 + O2
Sự giống nhau về sản phẩm điện phân KNO3 và dung dịch H2SO4 trong nước là vì thực chất đều là phản ứng điện phân nước.
Một hợp chất có tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố Ca : N : O lần lượt là 10 : 7 : 24. Xác định công thức hóa học của hợp chất biết N và O hình thành nhóm nguyên tử, và trong nhóm tỉ lệ số nguyên tử của N : O = 1 : 3.
Gọi công thức hóa học của hợp chất cần tìm là CaxNyOz
Ta có: x:y:z = 10/40 : 7/14:24/16 = 0,25:0,5:1,5 => x:y:z = 1:2:6
Vì trong nhóm nguyên tử, tỉ lệ số nguyên tử N:O = 1:3
Ta có nhóm (NO3)n và 3.n = 6 => n = 2
Vậy công thức của hợp chất là Ca(NO3)2
Để một ít P đỏ vào đĩa nổi trên mặt nước, rồi đốt cháy, úp bình không cháy lên đĩa. Sau đó đậy nắp bình (thiết kế như hình vẽ).
a) Em hãy nêu hiện tượng quan sát được và giải thích, viêt phương trình phản ứng.
b) Cho giấy quỳ tím vào nước trong bình, giấy quỳ có đôi màu không?
a) – Hiện tượng quan sát được là khi P đỏ cháy, đĩa thủy tinh dâng lên từ từ do mực nước trong bình dâng lên.
- Giải thích:vì thể tích khí trong chai giảm, áp suất bên trong bình nhỏ hơn áp suất bên ngoài không khí nên đẩy nước dâng lên cao hơn trước.
- Phương trình phản ứng: 4P + 5O2 → 2P2O5
b) Quỳ tím sẽ hóa đỏ vì khi P đỏ cháy cho khói trắng P2O5 hòa vào nước tạo thành dung dịch axit:
P2O5 + 3 H2O → 2H3PO4
Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là?
nH2S= nPbS = 23,9/239 = 0,1 (mol) ⇒ %VH2S = 0,1.22,4/8,96.100% = 25%
Câu A. NaOH
Câu B. Br2
Câu C. HCl
Câu D. HCOOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet