Có bao nhiêu gam NaNO3 sẽ tách ra khỏi 200g dung dịch bão hòa NaNO3 ở 50oC, nếu dung dịch này được làm lạnh đến 20oC?
Biết SNaNO3(50ºC) = 114(g); SNaNO3(20ºC) = 88(g)
Ở 50ºC, 100g H2O hòa tan được 114g NaNO3
⇒ mdd = 100 + 114 = 214(g)
Nghĩa là trong 214g dung dịch có 114g NaNO3 được hòa tan
Vậy 200 g dung dịch có khối lượng chất tan: mNaNO3 = (200.114)/214 = 106,54g
* Khối lượng NaNO3 tách ra khỏi dung dịch ở 20ºC
Gọi x là khối lượng của NaNO3 tách ra khỏi dung dịch.
⇒ mNaNO3 còn lại trong dung dịch = 106,54 – x (1)
mdd NaNO3 = (200 - x) (g)
Theo đề bài: Ở 20ºC, 100g H2O hòa tan được 88g NaNO3
⇒ Khối lượng dung dịch ở 20ºC là: 100 + 88 = 188(g)
Nghĩa là trong 188g dung dịch có 88g NaNO3 được hòa tan
Trong (200 – x) g dung dịch có khối lượng NaNO3 hòa tan là:
mNaNO3 = ((200-x)88)/188 g (2)
Từ (1), (2) => 106,54 – x = ((200-x)88)/188
Giải phương trình ta có: x ≈ 24,3 g
Đốt cháy hoàn toàn một amin no, mạch hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó V_(CO_2 ): V_(H_2 O) = 1: 2. Cho 1,8g X tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan. Tìm m?
Gọi công thức amin là CnH2n+2+kNk
⇒ Khi đốt, nCO2 = n mol, nH2O = n + 1 + k/2 (mol)
Mà VCO2: VH2O = 1: 2
⇒ 2n = n + 1 + k/2 ⇒ 2n k = 2
Vì k ≤ 2 ⇒ n = 2; k = 2.
Amin là H2NCH2CH2NH2
1,8 g X ứng với namin = 1,8/60 = 0,03 mol
Muối tạo thành là ClH3NCH2CH2NH3Cl ⇒ m = 3,99 g
Viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi.
a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
c) Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.
d) Sục từ từ đến dư khi CO2 vào dung dịch NaAlO2.
e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
a. Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3 xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
b.Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó kết tủa tan ra dung dịch trở lại trong suốt
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
c.Cho từ từ dd Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH xuất hiện kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan ngay.
Ngược lại cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu sẽ có kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó khi dư NaOH thì kết tủa tan ra.
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
d. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4].
Xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3
NaAlO2 + 2H2O + CO2 → NaHCO3 + Al(OH)3↓
e.Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dd Na[Al(OH)4].
Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo của Al(OH)3 sau đó khi HCl dư thì kết tủa tan ra
2NaAlO2 + 2HCl + 2H2O → 2NaCl + 2Al(OH)3↓
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O
Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Số mol AlCl3 là nAlCl3 = 0,1. 1 = 0,1 (mol)
Số mol Al2O3 là nAl2O3 = 0,025 mol
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl (1)
0,1(mol) 0,1(mol)
2Al(OH)3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2O (2)
0,05(mol)
2 Al(OH)3 -to→ Al2O3 + 3H2O (3)
0,05(mol) 0,025(mol)
Theo pt(3) ta thấy nAl(OH)3 = 2. nAl2O3 = 2. 0,025 = 0,05 (mol)
Như vậy đã có: 0,1 - 0,05 = 0,05 (mol) Al(OH)3 đã bị hòa tan ở pt (2)
Từ (1) và (2) số mol NaOH = 3.0,1 + 0,05 = 0,35 (mol)
Nồng độ mol/l C(M(NaOH)) = 0,35/0,2 = 1,75M
Câu A. 2
Câu B. 3
Câu C. 4
Câu D. 5
Kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân :
Câu A. Mg
Câu B. Na
Câu C. Al
Câu D. Cu
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet