Có ba chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H4, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết rằng:
- Chất A và C tác dụng được với natri.
- Chất B không tan trong nước.
- Chất C tác dụng được với Na2CO3.
Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A, B, C.
Chất C vừa tác dụng được với Na vừa tác dụng với Na2CO3. Vậy C là axit, trong phân tử có nhóm –COOH. C là CH3COOH (C2H4O2).
Chất A tác dụng được với Na vậy A là rượu C2H5OH (C2H6O).
Chất B không tan trong nước, không tác dụng với Na, Na2CO3, vậy B là C2H4.
Vì sao khi nối một sợi dây điện bằng đồng với một sợi dây điện bằng nhôm thì chỗ nối mau trở nên kém tiếp xúc
Khi đồng và nhôm tiếp xúc trực tiếp nhau 1 thời gian thì tại điểm tiếp xúc ấy xảy ra hiện tượng "ăn mòn điện hoá". Hiện tượng này làm phát sinh một chất có điện trở lớn, làm giảm dòng điện đi qua dây.
a) Muốn pha 0,5 lít dung dịch NaOH có pH = 12,5 cần phải dùng bao nhiêu gam NaOH ?
b) Để kết tủa hoàn toàn ion Cu2+ trong 200 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 6.10- 3M cần phải dùng bao nhiêu mililít dung dịch NaOH nói trên ?
a) pH= 12,5 →[H+] = 10 -12,5 →
Mà V=0.5l →n NaOH= [OH-].V=10 -1,5 . 0,5 = 0,0158 mol
→ mNaOH= 0,0158.40=0,632
b) n CuSO4= 0,2.6.10-3=1,2 .10-3 mol→ n Cu2+ =1,2.10-3 mol
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2
→ n OH- =2n Cu2+ = 2. 1,2.10-3=2,4.10-3 mol
Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?
H2N-R-COOH (0,1 mol) + HCl → ClH3N-R-COOH (0,1 mol)
Mmuối = R + 97,5 = 11,15/0,1 suy ra R = 14: CH2−
⇒ X: H2N-CH2-COOH
Thế nào là bazơ một nấc và nhiều nấc, axit một nấc và nhiều nấc, hidroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit? Lấy các thí dụ và viết phương trình điện li của chúng trong nước.
a) Axit nhiều nấc
- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion H+ là các axit một nấc.
- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là các axit nhiều nấc.
- Thí dụ:
HCl → H+ + Cl-
Ta thấy phân tử HCl trong dung dịch nước chỉ phân li một nấc ra ion H+, đó là axit một nấc.
H3PO4 ↔ H+ + H2PO4- ;
H2PO4- ↔ H+ + HPO42- ;
HPO42- ↔ H+ + PO43- ;
Phân tử H3PO4 phân I ba nấc ra ion H+, H3PO4 là axit ba nấc.
b) Bazơ nhiều nấc
- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion OH- là các bazơ một nấc.
- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- là các bazơ nhiều nấc.
- Thí dụ:
NaOH → Na+ + OH-
Phân tử NaOH khi tan trong nước chỉ phân li một nấc ra ion OH-, NaOH là bazơ một nấc.
Mg(OH)2 ↔ Mg(OH)+ + OH- ;
Mg(OH)+ ↔ Mg2+ + OH- ;
Phân tử Mg(OH)2 phân li hai nấc ra ion OH-, Mg(OH)2 là bazơ hai nấc.
c) Hidroxit lưỡng tính
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
- Thí dụ: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính:
Zn(OH)2 ↔ Zn2+ + 2OH- : Phân li theo kiểu bazơ
Zn(OH)2 ↔ 2H+ + ZnO22-(*) : Phân li theo kiểu axit
d) Muối trung hòa
Muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit) được gọi là muối trung hòa.
- Thí dụ: NaCl, (NH4)2 SO4, Na2CO3.
(NH4)2 SO4 → 2NH4+ + SO42-
e) Muối axit
Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+, thì muối đó được gọi là muối axit.
- Thí dụ: NaHCO3, NaH2PO4 , NaHSO4.
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
Hãy điều chế kết tủa CuS bằng ba phản ứng trao đổi ion khác nhau xảy ra trong dung dịch. Từ đó rút ra bản chất của phản ứng trong các dung dịch này.
Cu(NO3)2 + Na2S → CuS↓ + 2NaNO3
CuSO4 + H2S → CuS↓ + H2SO4
CuCl2 + K2S → CuS↓ + 2KCl
Bản chất của các phản ứng này là phản ứng trao đổi ion: Cu2+ + S2- → CuS↓
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB