Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các chất sau : H3PO4, BaCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4. Chỉ được sử dụng dung dịch HCl, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
- Lấy một phần mỗi dung dịch vào từng ống nghiệm, rồi nhỏ dung dịch HCl vào. Ở ống nghiệm có khí thoát ra là ống đựng dung dịch Na2CO3.
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O
- Phân biệt dung dịch H3PO4, BaCl2 và (NH4)2SO4 bằng cách cho Na2CO3 tác dụng với từng dung dịch : dung dịch nào khi phản ứng cho khí thoát ra là H3PO4, dung dịch nào khi phản ứng có kết tủa trắng xuất hiện là BaCl2, dung dịch nào khi phản ứng không có hiện tượng gì là (NH4)2SO4 :
2H3PO4 + 3Na2CO3 2Na3PO4 + 3CO2 + 3H2O
BaCl2 +NaCO3 BaCO3 + 2NaCl
Hoà tan a gam Fe vào dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (ở đktc) và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được m gam muối khan. Cho khối lượng muối trên vào 100ml dung dịch KMnO4 0,25M trong H2SO4, sau phản ứng hoàn toàn thu V lít khí (ở đktc). Tìm giá trị V?
nFeCl2 = nH2 = 0,1 mol; nKMnO4 = 0,025 mol
Fe2+ sẽ phản ứng trước với KMnO4 trong HCl, mà thu được khí nên Fe2+ đã phản ứng hết, tiếp là Cl-.
Bảo toàn electron có:
nFe2+ + nCl-(pu) = 5nMn+7
→ nFe2+ + 2nCl2 = 5nMn+7
→ nCl2 = (0,025.5 - 0,1):2 = 0,0125 mol
Vkhí = 0,0125.22,4 = 0,28 lít.
Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh ammoniac tan nhiều trong nước.
- Mô tả thí nghiệm: Lắp thí nghiệm như hình vẽ
- Giải thích hiện tượng:
+ Amoniac tan nhiều trong nước tạo thành dd amoniac có tính bazo.
+ Do tan nhiều trong nước, áp suất của khí NH3 trong bình giảm đột ngột, nước trong cốc (có pha phenolphtalein) bị hút vào bình qua ống thủy tinh vuốt nhọn phun thành các tia màu hồng.
Phát biểu định luật tuần hoàn và cho biết nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Định luật: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”.
Nguyên nhân: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố phụ thuộc chủ yếu vào cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có tính biến đổi tuần hoàn nên tính kim loại, tính phi kim biên đổi tuần hoàn
Đốt loại than đá chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày thì lượng khí SO2 do nhà máy xả vào khí quyển trong một năm là bao nhiêu?
Khối lượng S trong 100 tấn than có chứa 2% S là: mS = 2 x 100 / 100 = 2 tấn
S + O2 → SO2
Khối lượng SO2 thải ra trong một ngày đêm là: mSO2 = 2 x 64 /32 = 4 tấn.
Khối lượng SO2 thải ra khí quyển trong 1 năm là mSO2 = 4 x 365 = 1460 tấn.
Khối lượng SO2 thải ra trong một ngày.
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về xenlulozơ?
Câu A. Mỗi mắc xích C6H10O5 có ba nhóm OH tự do, nên xenlulozơ có công thức cấu tạo là [C6H7O2(OH)3]n.
Câu B. Xenlulozơ tác dụng được với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc thu được xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng.
Câu C. Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit.
Câu D. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh mà xoắn lại thành hình lò xo.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB