Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3: FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3: FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

- Lấy chất trong từng lọ đem hòa tan bằng dung dịch HCl nhận ra hỗn hợp có chứa FeO và Fe2O3 và tan nhưng không sinh ra khí. 2 hỗn hợp kia tan và kèm theo hiện tượng thoát khi:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H20

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

- Lấy phần dung dịch của hai hỗn hợp chưa nhận được, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào

+ Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và FeO do tạo dung dịch FeCl2 khi tác dụng với NaOH tạo ra kết tủa màu trắng xanh

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

+ Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và Fe2O3 do tạo dung dịch hỗn hợp FeCl2 và FeCl3 khi tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng xanh lẫn nâu đỏ

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl

FeCl2 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ + 3NaCl

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau: a) CH4, C2H4, CO2. b) C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH. c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau:

a) CH4, C2H4, CO2.

b) C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH.

c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic.


Đáp án:

a) Cho các khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí nào cho kết tủa là khí CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Lấy cùng một thể tích các khí còn lại cho tác dụng với cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ, khí không làm mất màu dung dịch brom là CH4 , khí làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.

b) Cho dung dịch Na2CO3 vào ba ống nghiệm chứa các chất trên, chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra là CH3COOH.

CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

(Có thể dùng quỳ tím, axit CH3COOH đổi màu quỳ tím thành đỏ).

Cho Na vào hai ống nghiệm còn lại, chất trong ống nghiệm nào cho khí bay ra là rượu etylic, chất không phản ứng là CH3COOC2H5.

c) Cho quỳ tím vào ba ống nghiệm chứa các chất tren, chất trong ống nghiệm nào đổi màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic.

Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào hai ống nghiệm còn lại và đun nóng, chất trong ống nghiệm nào có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozơ, còn lại dung dịch không phản ứng là dung dịch saccarozơ.

Xem đáp án và giải thích
Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn 1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp 2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính a. oxi hóa mạnh nhất? b. oxi hóa yếu nhất ? c. Khử mạnh nhất? d. Khử yếu nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn

1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp

2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính

a. oxi hóa mạnh nhất?

b. oxi hóa yếu nhất ?

c. Khử mạnh nhất?

d. Khử yếu nhất?


Đáp án:

1. Ag+ + e → Ag

Fe2+ + 2e → Fe

Zn2+ + 2e → Zn

2. Chất oxi hóa mạnh nhất : Ag+

Chất oxi háo yếu nhất : Zn2+

Chất khử mạnh nhất : Zn

Chất khử yếu nhất : Ag

 

Xem đáp án và giải thích
Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 g. a)  Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn. b)Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc thoát ra đều bám vào vật bằng đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 g.

a)  Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.

b)Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc thoát ra đều bám vào vật bằng đồng.





Đáp án:

a) Các cặp oxi hoá - khử của các kim loại có trong phản ứng 

Cu2+/Cu và Ag+/Ag

Vai trò của các chất tham gia phản ứng : Ag+ là chất oxi hoá ; Cu là chất khử.

Cu + 2Ag+ →Cu2+ + 2Ag

b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag         ( 1 )

    64 g                  →               2.108

=> tăng 216 - 64 = 152 (g)

Theo (1), khối lượng vật bằng đồng tăng 152 g thì có 216 g bạc phủ lên trên. Theo bài ra, khối lượng vật tăng là : 10,36 - 8,84 = 1,52 (g)

Vậy khối lượng bạc phủ lên trên vật bằng đồng là 2,16 g.




Xem đáp án và giải thích
Bài tập biện luận công thức dựa vào giả thuyết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 2 hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là:


Đáp án:
  • Câu A. CH3OH và NH3

  • Câu B. CH3OH và CH3NH2

  • Câu C. CH3NH2 và NH3

  • Câu D. C2H3OH và N2

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,5 gam muối sắt clorua tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,22 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của muối sắt clorua? (Hiệu suất phản ứng đạt 100%).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,5 gam muối sắt clorua tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,22 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của muối sắt clorua? (Hiệu suất phản ứng đạt 100%).


Đáp án:

Đặt công thức muối sắt clorua là FeCln

FeCln + nAgNO3 → nAgCl + Fe(NO3)n

Ta có phương trình : 6,5 x n(108 + 35,5) = 17,22 x (56 + 35,5n)

n = 3 → FeCl3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvshbet
Loading…