Chọn phát biểu sai
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các nhận định và phát biểu sau: (1). Trong thí nghiệm khi có Hg rơi vãi người ta có dùng nhiệt để loại bỏ. (2). Thành phần chính của khí thiên nhiên là C2H6 (3). Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môi trường vì nó rất độc. (4). Những chất là “thủ phạm” chính gây ra các hiện tượng: hiệu ứng nhà kính; mưa axit; thủng tầng ozon (là các nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu) tương ứng lần lượt là:CO2 ; SO2 , NO2 ; CFC (freon: CF2Cl2 , CFCl3…) (5). Người ta có thể sát trùng bằng dd mối ăn NaCl, Chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dd NaCl từ 10-15 phút…. Khả năng diệt khuẩn của dd NaCl là do dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl− có tính khử. (6).Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí SO2, NO2, HF. Người ta dùng chất KOH để loại bỏ chúng. (7). Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí SO2. Số phát biểu không đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 3 Đáp án đúng

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Giải thích:

Đáp án D. (1). Sai. Chú ý hơi thủy ngân rất độc nếu hít phải sẽ rất nguy hiểm.Một điểm rất đặc trưng của Hg là tác dụng với S ở nhiệt độ thường tạo HgS không độc nên người ta dùng S để xử lí Hg. (2). Sai. Thành phần chính của khí thiên nhiên là CH4. (3). Sai. Khí độc là CO còn CO2 được xem là chất ảnh hưởng tới môi trường vì nó gây hiệu ứng nhà kính. (4). Đúng. Với các hợp chất CFC trước đây được dùng trong công nghiệp tủ lạnh nhưng hiện nay đã bị cấm sử dụng vì tính nguy hại của nó. (5). Sai. Dung dịch NaCl có thể sát trùng vì vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu và chết. (6). Sai. Về nguyên tắc có thể dùng được nhưng không hợp lý về mặt kinh tế do KOH khá đắt. Nên người ta dùng Ca(OH)2 cũng rất hiệu quả mà giá lại rất rẻ. (7). Sai. SO2 không phản ứng với Pb(NO3)2. Khí thải đó là H2S vì kết tủa đen là PbS. Pb(NO3 )2 + H2S→PbS↓ +2HNO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 7,28 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít H2 ở đktc. Tìm M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,28 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít H2 ở đktc. Tìm M?


Đáp án:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 2,912/22,4 = 0,13 (mol).

Đặt hoá trị của M là n, khối lượng mol là M. Số mol của M: nM = (2/n). 0,13 = 0,26/n.

Ta có: 7,28 = (0,26/n). M nên M = 28n.

Chỉ có n = 2; M = 56 thoả mãn. M là kim loại sắt.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là gì? (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)


Đáp án:

nX = 0,075 mol

nBr2 = 0,025 mol,

nkhí thoát ra bình Br2 = nankan = 0,05 mol ⇒ nhidrocacbon còn lại = 0,025 = nBr2

⇒ X gồm ankan (CnH2n+2) và anken (CmH2m)

nCO2 = 0,05n + 0,025m = 0,125 ⇒ n = 1; m = 3

Xem đáp án và giải thích
Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %mc = 54,54% ; %mH = 9,09% còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %mc = 54,54% ; %mH = 9,09% còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là gì?


Đáp án:

Gọi công thức phân tử là: CxHyOz

x : y : z = %mC/12 : %mH/1 : %mO/16 = 4,545 : 9,09 : 2,3 = 2 : 4 : 1

⇒ CTĐG nhất: (C2H4O)n

MX = 88 ⇒ n = 2 ⇒ CTPT X: C4H8O2

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thí nghiệm không xảy ra phản ứng oxi hóa ‒ khử là:

Đáp án:
  • Câu A. Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng.

  • Câu B. Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.

  • Câu C. Nung hỗn hợp Fe3O4 và Al ở nhiệt độ cao.

  • Câu D. Cho khí CO vào Fe3O4 nung nóng.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Tính khối lượng của vật sau phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Tính khối lượng của vật sau phản ứng?


Đáp án:

Khối lượng AgNO3 = 250.4/100 = 10 (g)

Khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% = khối lượng AgNO3 phản ứng = 1,7 (g)

Số mol AgNO3 = 0,01 mol

Phương trình phản ứng:

Cu       + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag

0,005----0,01--------------------0,01

Khối lượng vật bằng Cu = 10 - 0,005.64 + 0,01.108 = 10,76 (g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…