Chọn câu trả lời đúng trong số các câu dưới đây:
Câu A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ.
Câu B. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào ấp suất.
Câu C. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nhiệt độ. Đáp án đúng
Câu D. Giá trị Ka của axit càng nhỏ lực axit càng mạnh.
Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nhiệt độ.
Cho 6 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?
a) Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6g kẽm bột.
b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch 2SO4 2M.
c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50°C).
d) Dùng thể tích dung dịch 2SO4 4M gấp đôi ban đầu.
a) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng diện tích bề mặt).
b) Tốc độ phản ứng giảm xuống (giảm nồng độ chất phản ứng).
c) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng nhiệt độ).
d) Tốc độ phản ứng không thay đổi.
Dẫn khí clo vào dung dịch FeCl2, đun nóng thấy dung dịch từ lục nhạt chuyển sang màu vàng. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
Dẫn khí clo vào dung dịch FeCl2, đun nóng thấy dung dịch từ lục nhạt chuyển sang màu vàng. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là (n là lớp electron ngoài cùng):
Câu A. ns2np1.
Câu B. ns1.
Câu C. ns2np2.
Câu D. ns2.
Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5. Tìm a?
Gọi x, y là số mol của N2 và NO trong hỗn hợp.
Quá trình cho electron
Fe - 3e → Fe3+
0,1 0,3
Cu - 2e → Cu2+
a 2a
Quá trình nhận electron:
2N+5 + 10e → N2
1,25 0,125
N+5 + 3e → N+2
0,375 0,125
Ta có: ∑ne cho = ∑ne nhận ⇒ 0,3 + 2a = 1,25 + 0,375
⇒ a = 0,6625 mol
Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 chất rắn. Tìm m2
nH2 = 6,67/22,4 = 0,3 mol
Đốt với hợp chất hữu cơ chứa C, H và O ( nếu có) thì khi đốt cháy ta có:
nCO2 - nH2O = (k-1).nHCHC → k = 5 = 3πC=O + 2πC=C
Mặt khác: 1πC=C + 1H2 → nX = 1/2 nH2 = 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng: m1 = 39 – mH2 = 39 - 0,3.2 = 38,4 g
Dễ thấy NaOH dư → nglixerol = nX = 0,15 mol
→ m2 = m1 + mNaOH – mglixerol = 38,4 + 0,7.40 – 0,15.92 = 52,6 g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet