Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
a) X + 2NaOH → X1 + Y1 + Y2 + 2H2O
b) X2 + NaOH → X3 + H2O
c) X3 + NaOH → CH4 + Y2
d) X1 + X2 →X4
Biết X là muối có công thức C3H12O3N2; X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau; X1, Y1 đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Phân tử khối của X4 là
c) → X3 là CH3COONa và Y2 là Na2CO3
b) → X2 là CH3COOH
a) X là muối amoni của H2CO3
X là C2H5-NH3-CO3-NH4
X1 là C2H5NH2
Y1 là NH3
d) →X4 là CH3COONH3-C2H5
Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3vào nước.
Cho dd tác dụng với dd AgNO3 có kết tử trắng chứng tỏ có ion Cl-
Thêm vài giọt dd H2SO4 đặc và mảnh Cu có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra chứng tỏ có ion NO3-.
Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd trên thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần chứng tỏ có hidroxit lưỡng tính. Gạn để tách lấy dd (ddA) lắc phần kết tủa nếu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ chứng tỏ có ion Fe2+.
Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH4C1, có kết tủa xuất hiện chứng tỏ có Al3+. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch cho tác dụng với Na2S, có kết tủa trắng (ZnS) chứng tỏ có Zn2+ .
Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?
- Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.
- Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
- Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.
- Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.
Nêu những điểm khác nhau về tính chất vật lí của P trắng và P đỏ. Trong điều kiện nào P trắng chuyển thành P đỏ và ngược lại?
- Những điểm khác nhau về tính chất vật lí:
P trắng | P đỏ |
---|---|
- Có mạng tinh thể phân tử. Phân tử gồm 4 nguyên tử liên kết bằng lực tương tác yếu - Chất rắn màu trắng, trong suốt (hoặc hơi vàng), mềm - Không ta trong nước, ta trong một số dung dịch C6H6, CS2… - Rất độc - Nhiệt độ nóng chảy thấp - Bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ lớn hơn 40oC |
- Có cấu trúc dạng polime, có lực liên kết cộng hoá trị tương đối lớn - Chất bột màu đỏ - Không tan trong dung môi thông thường nào - Không độc - Khó nóng chảy - Bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ lớn hơn 250oC |
- Sự chuyển đổi giữa P trắng và P đỏ:
Hãy lập phương trình hóa học của những phản ứng có sơ đồ sau đây:
a) Na2O + H2O → NaOH.
K2O + H2O → KOH.
b) SO2 + H2O → H2SO3.
SO3 + H2O → H2SO4.
N2O5 + H2O → HNO3.
c) NaOH + HCl → NaCl + H2O.
Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O.
d)Chỉ ra loại chất tạo thành ở a), b), c) là gì? Nguyên nhân có sự khác nhau ở a) và b)
e) Gọi tên các chất tạo thành.
Phương trình hóa học của phản ứng
a) Na2O + H2O→ 2NaOH. Natri hiđroxit.
K2O + H2O → 2KOH
b) SO2 + H2O → H2SO3. Axit sunfurơ.
SO3 + H2O → H2SO4. Axit sunfuric.
N2O5 + H2O → 2HNO3. Axit nitric.
c) NaOH + HCl → NaCl + H2O. Natri clorua.
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O. Nhôm sunfat.
d) Loại chất tạo thành ở a) (NaOH, KOH) là bazơ
Chất tan ở b) (H2SO4, H2SO3, HNO3) là axit
Chất tạo ra ở c(NaCl, Al2(SO4)3 là muối.
Nguyên nhân của sự khác biệt là ở câu a) và câu b: oxit bazơ tác dụng với nước tạo bazơ; còn oxit của phi kim tác dụng với nước tạo ra axit
e) Gọi tên sản phẩm
NaOH: natri hiđroxit
KOH: kali hiđroxit
H2SO3: axit sunfurơ
H2SO4: axit sunfuric
HNO3: axit nitric
NaCl: natri clorua
Al2(SO4)3: nhôm sunfat
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet