Cho 14 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe vào 200 ml dung dịch HCl thấy thoát ra 2,8 lít khí H2 (đktc) và có 1,6 gam chất rắn chỉ có một kim loại. Biết rằng dung dịch sau phản ứng chí chứa 2 muối. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe vào 200 ml dung dịch HCl thấy thoát ra 2,8 lít khí H2 (đktc) và có 1,6 gam chất rắn chỉ có một kim loại. Biết rằng dung dịch sau phản ứng chí chứa 2 muối. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng?


Đáp án:

CuO     +    2HCl          --> CuCl2     +    H2O

a                  2a                      a                   a

Fe         +    2HCl         -->  FeCl2         +    H2

0,125           0,25                                           0,125

Fe     +   CuCl2         --> FeCl2    + Cu

0,025       0,025              0,025         0,025

80.a + 56.(0,125 + 0,025 ) = 14

a = 0,07 mol

nHCl = 2.a + 0,25 = 0,39 mol

CM (HCl=l) = 1,95M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hidrocacbon C8H10 không làm mất màu nước brom, khi bị hidro hóa thì chuyển thành 1,4-đimetyl xiclohexan. Hãy xác định cấu tạo và gọi tên hidrocacbon đó theo 3 cách khác nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hidrocacbon C8H10 không làm mất màu nước brom, khi bị hidro hóa thì chuyển thành 1,4-đimetyl xiclohexan. Hãy xác định cấu tạo và gọi tên hidrocacbon đó theo 3 cách khác nhau.


Đáp án:

C8H10 có k = 1/2 . (2.8+2-10)=4.

C8H10 không làm mất màu dung dịch brom.

⇒ C8H10 là hợp chất thơm, ngoài vòng benzene không có liên kết C = C.

C8H10 bị hidro hóa tạo ra 1,4-đimetyl xiclohexan.

Vậy công thức cấu tạo của C8H10 là 

(1,4-đimetyl benzene hoặc p-metyltoluen hoặc p-xilen).

Xem đáp án và giải thích
Cân lấy 10,6g Na2CO3 cho cốc chia độ có dung tích 0,5 lít. Rót từ từ nước cất vào cốc cho đến vạch 200ml. Khuấy nhẹ cho Na2CO3 tan hết, ta được dung dịch. Biết 1ml dung dịch này cho lượng là 1,05g. Hãy xác định nồng độ phần trăm (c%) và nồng độ mol/l của dung dịch vừa pha chế được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân lấy 10,6g Na2CO3 cho cốc chia độ có dung tích 0,5 lít. Rót từ từ nước cất vào cốc cho đến vạch 200ml. Khuấy nhẹ cho Na2CO3 tan hết, ta được dung dịch. Biết 1ml dung dịch này cho lượng là 1,05g.

Hãy xác định nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol/l của dung dịch vừa pha chế được.


Đáp án:

Nồng độ % của dung dịch Na2CO3.

Mdd = V.d = 200 x 1,05 = 210g dung dịch Na2CO3.

C% Na2CO3 = (10,6/210).100% = 5,05%

Nồng độ mol/l của dung dịch.

200ml = 0,2l.

 nNa2CO3 = 0,1 mol

=> CM = 0,5M                     

 

 

                    

Xem đáp án và giải thích
Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI) a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau: CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích? b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau: CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2 và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn. c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI)

a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau:

CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O

Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích?

b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau:

CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2

và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn.

c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).


Đáp án:

a)

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

2                Cr+3     --> Cr+6    +    3e            Cr+3: chất khử

3                2Cl2     + 2e        ---> 2Cl-            Cl2: chất oxi hóa

b)

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2  

2               Cr+3            ---> Cr+2       + e          Cr+3: chất oxi hóa

3              2Zn - 2e      ---> 2Zn2+                      Zn: chất khử

Muối Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Sản phẩm oxi hóa Cr(III) là Cr(VI)

Sản phẩm khử Cr(III) là Cr(II)

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ X thu được sản phẩm chỉ có CO2 và H2O. Dẫn sản phẩm chạy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư . Sau thí nghiệm , khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, ở bình (2) có 30 gam kết tủa. khi hóa hơi 2,6 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N2 đo cùng nhiệt độ , áp suất. Công thức của phân tử X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ X thu được sản phẩm chỉ có CO2 và H2O. Dẫn sản phẩm chạy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư . Sau thí nghiệm , khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, ở bình (2) có 30 gam kết tủa. khi hóa hơi 2,6 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N2 đo cùng nhiệt độ , áp suất. Công thức của phân tử X là?


Đáp án:

Đặt CTPT của X là CxHyOz

nX = nN2 = 0,025 mol ⇒ MX = 2,6/0,025 = 104

nCO2 = nCaCO3 = 0,3 mol

nH2O = 0,2 mol

nX = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tố C: 0,1.x = 0,3 ⇒ x = 3

Bảo toàn nguyên tố H: 0,1.y = 0,2.2 ⇒ y = 4

12.3 + 4.1 + 16z = 104 ⇒ z = 4 ⇒ CTPT: C3H4O4

Xem đáp án và giải thích
Bài tập phân biệt các peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là


Đáp án:
  • Câu A. Cu(OH)2

  • Câu B. Dung dịch HCl

  • Câu C. Dung dịch NaOH

  • Câu D. Dung dịch NaCl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…