Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc.
Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.
Gọi x, y (mol) lần lượt là số mol Mg, Al trong hỗn hợp.
Phương trình phản ứng:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)
x mol x mol
2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2 (2)
y mol 3y/2 mol
2Al + 2NaOH + 6H2O → NaAlO2 + 3H2 (3)
y mol 3y/2 mol
Số mol H2
nH2 (1,2) = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)
nH2 (3) = 6,72/22,4 = 0,3 mol
Theo đầu bài ta có hệ phương trình:
x + 3/2y = 0,4 => x = 0,1, y = 0,2
3/2y = 0,3
mMg = 24.0,1 = 2,4 (g)
mAl = 27.0,2 = 5,4 (g)
Dựa vào phản ứng hóa học nào để nói rằng kim cương và than chì là hai dạng hình thù của nguyên tố cacbon?
Dựa vào phản ứng cháy. Kim cương, than chì khi đốt chat đều tạo thành CO2
C+O2 → CO2
Câu A. 4
Câu B. 5
Câu C. 6
Câu D. 7
Cho 4,08 gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 đun nóng, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và 1,76 gam hỗn hợp hai kim loại có cùng số mol. Biết tỉ khối của Y đối với H2 là 8. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Giải
Hỗn hợp kim loại gồm nMg = nCu = 0,02 mol
Sử dụng PP đường chéo: Khí B chứa nNO = nH2 = 0,02 mol
Ta có: nMg bđ = 0,17 mol
→ nMg pư = 0,15 mol
Bảo toàn electron: 2nMg pư = 2nCu + 3NO + 2nH2 + 8nNH4+ → nNH4+ = 0,02 mol
Dung dịch A chứa Mg2+ (0,15); NH4+ (0,02); SO42-
BTĐT 2.0,15 + 0,02 = 2nSO42- → nSO42- = 0,16 mol
→ m muối = mMg2+ + nSO42- + nNH4+ = 19,32 gam
Viết bản tường trình
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm
+ Cho vào ống 1: 3ml dd HCl nồng độ 18%
+ Cho vào ống 2: 3ml dd HCl nồng độ 6%
- Cho đồng thời 1 hạt kẽm vào 2 ống nghiệm
- Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm
- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2.
- Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
- Giải thích: Do ống 1 nồng độ HCl (18%) lớn hơn nồng độ HCl ống 2 (6%)
Kết luận:
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.
- Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm
+ Cho vào mỗi ống : 3ml dd H2SO4 nồng độ 15%
+ Đun ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyễn
+ Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm có kích thước như nhau
Quan sát hiện tượng
- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1.
- Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
- Giải thích: Do ống 2 được đun nóng nên phản ứng nhanh hơn do đó lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.
Kết luận:
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
Tiến hành TN:
Chuẩn bị 2 ống nghiệm
- Cho vào mỗi ống nghiệm: 3ml dd H2SO4 15%
- Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau. Kích thước hạt Zn mẫu 1 nhỏ hơn kích thước hạt Zn mẫu 2
- Cho mẫu Zn thứ nhất vào ống 1, mẫu Zn thứ 2 vào ống 2.
Quan sát hiện tượng
- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 1 (mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn) thoát ra nhiều hơn ống nghiệm còn lại.
Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
- Giải thích: Ống nghiệm dùng Zn có kích thước hạt nhỏ hơn thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nên lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.
- Kết luận:
+ Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bề mặt. Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.
Khối lượng sắt có trong tấn gang chứa 95% sắt là: 800 x 95 / 100 = 760 (tấn)
Khối lượng sắt thực tế cần phải có là: 760 x 100 / 99 = 767,68 (tấn)
Có Fe3O4 → 3Fe
232 tấn Fe3O4 tạo ra 3 x 56 = 168 tấn Fe.
Muốn có 767,68 tấn sắt, cần 767,68 x 232 / 168 = 1060,13 tấn Fe3O4
Khối lượng quặng manhetit cần dùng là: 1060,13 x 100 / 80 = 1325,163 (tấn)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip