Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và a gam hỗn hợp muối của axit oleic và axit stearic. Hiđro hóa m gam X cần dùng 0,02 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và a gam hỗn hợp muối của axit oleic và axit stearic. Hiđro hóa m gam X cần dùng 0,02 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Giá trị của a là


Đáp án:

Y no và có K = 3 nên nX = nY = 0,08/2 = 0,04 mol

=> n tổng muối = 3nx = 0,12 mol

nC17H33COOK = nH2 = 0,2 mol

=> nC17H35COOK = 0,12 - 0,02 = 0,1 mol

=> a = 38,6g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hợp chất MXa có tổng số proton là 58. Trong hạt nhân M, số nowtron nhiều hơn số proton là 4. Trong hạt nhân X, số proton bằng số nowtron. Phân tử khối của MXa là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất MXa có tổng số proton là 58. Trong hạt nhân M, số nowtron nhiều hơn số proton là 4. Trong hạt nhân X, số proton bằng số nowtron. Phân tử khối của MXa là?


Đáp án:

Ta có số proton của MXa là: pM + a.px = 58

Mặt khác: nM - pM = 4, nX = pX

Coi phân tử khối xấp xỉ bằng số khối.

Vậy phân tử khối của MXa là:

pM + nM+ a(pX + nX) = 2pM+ 2apX + 4 = 120

Xem đáp án và giải thích
Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit H2SO4. a) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc. b) Chất nào thừa sau phản ứng và thừa bao nhiêu gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit H2SO4.

   a) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.

   b) Chất nào thừa sau phản ứng và thừa bao nhiêu gì?


Đáp án:

nFe = 0,4 mol

nH2SO4 = 0,25 mol

Fe + H2SO4  --> FeSO4 + H2

0,4      0,25                           ? mol

=> Fe dư, H2SO4 hết.

a) Theo pt nH2 = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ VH2 = 0,25 .22,4 = 5,6 l

b) Sắt thừa sau phản ứng:

Theo pt nFe(pư) = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ mFe (pư) = 0,25 .56 = 14g

mFe (dư) = 22,4 - 14 =8,4 g

Xem đáp án và giải thích
Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dich H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dich H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là


Đáp án:

Ta thấy chỉ có Fe tan trong H2SO4 loãng

=> nFe = nH2 = 0,1 mol => mCu = 10 - mFe = 4,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài toán về amin tác dụng với axit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau (được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của ba amin là :


Đáp án:
  • Câu A. C2H7N, C3H9N, C4H11N

  • Câu B. C3H7N, C4H9N, C5H11N

  • Câu C. CH5N, C2H7N, C3H9N

  • Câu D. C3H8N, C4H11N, C5H13N

Xem đáp án và giải thích
Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Tính khối lượng kim loại M trong Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Tính khối lượng kim loại M trong Y


Đáp án:

 ⇒ Khối lượng kim loại trong Y = mFe + mAl dư

    = 56.0,2 + 10,8 -27.0,2 = 16,6 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…