Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và 0,328 m gam chất rắn không tan. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 48ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và
0,328 m gam chất rắn không tan. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 48ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị
của m là


Đáp án:

Giải

Cách 1

Cho hỗn hợp vào H2SO4 loãng. Dư chất rắn => Dư Cu => Muối sắt (III) đã bị khử hết xuống sắt (II) 

10FeSO4+ 2KMnO4+ 8H2SO4 →5Fe2(SO4)3+ K2SO4+ 2MnSO4+ 8H2

nKMnO4= 0,048 mol 

=> nFeSO4= 0,24 mol 

Cu+ Fe2(SO4)3 → CuSO4+ 2FeSO4 

=> nFe2(SO4)3= nCu phản ứng= 0,12 mol 

Fe2O3+ 3H2SO4 -→ Fe2(SO4)3+ 3H2

=> nFe2O3= 0,12 mol  

=> mFe2O3= 19,2g 

Sau phản ứng, chất rắn giảm = m - 0,328m = 0,672m (gam) 

m rắn giảm =  mFe2O3 + mCu phản ứng 

=> 19,2+ 0,12.64= 0,672m 

=> m = 40g

Cách 2

Dung dịch X chứa Cu2+ và Fe2+

Ta có: nKMnO4 = 0,048 mol

Áp dụng BT e ta có: nFe2+ = 5.0,048 = 0,24 mol

BTNT nên nFe2O3 = 0,12 mol

Rắn không tan gồm Fe2O3 và Cu (0,12 mol)

=> m – 0,328m = 160.0,12 + 64.0,12 = 26,88

=> m = 40 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là:


Đáp án:
  • Câu A. Fe(NO3)2

  • Câu B. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2

  • Câu C. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2

  • Câu D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2

Xem đáp án và giải thích
 Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Tìm a?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Tìm a?


Đáp án:

Theo bài ra, ta có nCO2 = 0,25 mol; nH2O = 0,4 mol

Áp dụng công thức:

namin = (nH2O – nCO2)/1,5 (amin no đơn chức)

= (0,4 – 0,25): 1,5 = 0,1 mol.

Xem đáp án và giải thích
Từ sắt và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học để thu được các oxit riêng biệt: Fe3O4, Fe2O3 và ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ sắt và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học để thu được các oxit riêng biệt: Fe3O4, Fe2O3 và ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có


Đáp án:

∗ Fe3O4

3Fe + 2O2 --t0--> Fe3O4

∗ Fe2O3

Sơ đồ: Fe + Cl2→ FeCl3 + NaOH→ Fe(OH)3  --t0--> Fe2O3

2Fe + 3Cl2 --t0--> 2FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

2Fe(OH)3  --t0-->  Fe2O3 + 3H2O

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho các sơ đồ phản ứng sau: Na2O + H2O → NaOH K2O + H2O → KOH a) Lập Phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ trên. b) Gọi tên các sản phẩm tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các sơ đồ phản ứng sau:

Na2O + H2O → NaOH

K2O + H2O → KOH

a) Lập Phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ trên.

b) Gọi tên các sản phẩm tạo thành.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học:

Na2O + H2O → 2NaOH

K2O + H2O → 2KOH

b) Tên gọi của các sản phẩm là:

NaOH: Natri hiđroxit

KOH: Kali hiđroxit

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “liên kết đôi C=O gồm …(1)… và …(2)…C và O đề ở trạng thái …(3)…, O có …(4)…, lớn hơn nên hút ,…(5)… về phía mình làm cho …(6)… trở thành …(7)…:O mang điện tích …(8)…, C mang điện tích ,…(9)…” A. liên kết B. electron C. liên kết σ D. phân cực E. liên kết π G. δ+ H. độ âm điện I. δ K. lai hóa Sp2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “liên kết đôi C=O gồm …(1)… và …(2)…C và O đề ở trạng thái …(3)…, O có …(4)…, lớn hơn nên hút ,…(5)… về phía mình làm cho …(6)… trở thành …(7)…:O mang điện tích …(8)…, C mang điện tích ,…(9)…”

A. liên kết

B. electron

C. liên kết σ

D. phân cực

E. liên kết π

G. δ+

H. độ âm điện

I. δ

K. lai hóa Sp2


Đáp án:

Liên kết C=O gồm liên kết σ và liên kết π. C và O đều ở trạng thái lai hóa sp2, O có độ âm điện lớn hơn nêu hút electron về phía mình làm cho liên kết C=O trở nên phân cực, O mang điện tích δ- còn C mang điện tích δ+.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…