Cho lên men 1m3 ri đường, sau đó chưng cất thu được 60 lít cồn 96o. Tính khối lượng glucozo có trong 1m3 nước rỉ đường glucozo trên, biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20oC và hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho lên men 1m3 ri đường, sau đó chưng cất thu được 60 lít cồn 96o. Tính khối lượng glucozo có trong 1m3 nước rỉ đường glucozo trên, biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20oC và hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%.


Đáp án:

Phản ứng lên men : C6H12O6 lên men→ 2C2H5OH + 2CO2 (1)

Thể tích C2H5OH trong cồn 96o là 96:100.60 = 57,6 (lít)

DC2H5OH = 0,789 (g/ml) = 0,789 kg/lít

Vậy khối lượng etanol nguyên chất là m = 57,6.0,789 (kg)

Theo (1) cứ 180 (g) glucozo → 2.46 (g) etanol

86,92 kg <- 57,6.0,789 (kg) etanol

Do H = 80% → khối lượng glucozo có trong 1m3 nước rỉ đường là :

86,92.100:80 = 108,7 (kg)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là


Đáp án:

nAl= x; nFe = y ⇒ 27x + 56y = mX =13,8 (1)

nH2 = 1,5x + y = 0,45 (2)

⇒Từ (1), (2) => x = 0,2; y = 0,15

⇒ % m Al = 39,13%

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm và các dụng cu thí nghiệm như hình vẽ. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí oxi. B. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí. C. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro. D. Có thể dùng để điều chế hidro nhưng không thu được khí hiđro.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm và các dụng cu thí nghiệm như hình vẽ. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí oxi.

B. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí.

C. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro.

D. Có thể dùng để điều chế hidro nhưng không thu được khí hiđro.


Đáp án:

Câu trả lời đúng là C.

PT: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Từ phản ứng này ⇒ có thể điều chế khí H2

Khí H2 nhẹ hơn không khí nên úp ngược ống nghiệm sẽ thu được khí H2

Xem đáp án và giải thích
Có 2 dung dịch chứa anion NO3-, CO32-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 2 dung dịch chứa anion NO3-, CO32-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Cho muối BaCl2 vào hai mẫu thử, mẫu thử nào có kết tủa trắng là chứa CO32-

BaCl2 + CO32- → BaCO3 ↓ + 2Cl-

Cho một vài mẫu bột Cu vào mẫu thử còn lại thêm vài giọt H2SO4 (l) nếu thấy thoát ra khí không màu (NO) hóa nâu đỏ (NO2) ngoài không khí thì mẫu thử đó chứa NO3-

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

2NO + 2O2 → NO2 (màu nâu đỏ)

Xem đáp án và giải thích
Chất nào trong những chất sau có liên kết hiđro ? Từ đó hãy dự đoán thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất : anđehit axetic ( M=58 g/mol), propan ( M=44 g/mol), ancol etylic (M=46g/mol), đimetyl ete (M=46 g/mol).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất nào trong những chất sau có liên kết hiđro ? Từ đó hãy dự đoán thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất : anđehit axetic ( M=58 g/mol), propan ( M=44 g/mol), ancol etylic (M=46g/mol), đimetyl ete (M=46 g/mol).



Đáp án:

Chất có khả năng tạo liên kết hiđro là : ancol etylic.

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi : propan < đimetyl ete < anđehit axetic < ancol etylic.




Xem đáp án và giải thích
a) Hãy đưa ra một số thí dụ chất có mạng tinh thể nguyên tử, chất có mạng tinh thể phân tử. b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai loại tinh thể nói trên. Giải thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy đưa ra một số thí dụ chất có mạng tinh thể nguyên tử, chất có mạng tinh thể phân tử.

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai loại tinh thể nói trên. Giải thích?


Đáp án:

a) Chất có mạng tinh thể nguyên tử: kim cương. Chất có mạng tinh thể phân tử: ở nhiệt độ thấp thì có khí hiếm, O2, N2, ... kết tinh thành tinh thể phân tử.

b) Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn. Vì vậy, tinh thể nguyên tử đều bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi. Trong tinh thể phân tử, các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy mà tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…