Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.
Ta có: nNO = 0,02 mol, nFe ban đầu = 0,0375 mol
N+5 + 3e → N+2
0,06 0,02 mol
Fe → Fe3+ + 3e
0,0375 0,1125 mol
Nếu Fe phản ứng hết, số mol electron nhường = 0,0375. 3 = 0,1125 > 0,06
=> Fe dư, Cu chưa phản ứng với dung dịch HNO3
Fephản ứng → Fe3+ + 3e
0,02 0,06 mol
2Fe+3 + Fe → 3Fe2+
0,02 0,01 0,03 mol
Như vậy sau khi phản ứng kết thúc Fe dư, Cu chưa phản ứng muối tạo ta là Fe(NO3)3
mFe(NO3)2 = 0,03. 180 = 54g
Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?
Không thể phân biệt được vì cả hai đều có phản ứng tạo kết tủa với Ca(OH)2 làm dung dịch vẩn đục
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
Glixerol trinitrat là chất nổ đinamit. Đó là một chất lỏng có công thức phân tử C3H5O9N3, rất không bền, bị phân hủy tạo ra CO2, H2O, N2 và O2.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng phân hủy glixerol trinitrat.
b) Hãy lính thể tích khí sinh ra khi làm nổ lkg chất nổ này. Biết rằng ở điều kiện phản ứng, 1 mol khí có thể tích là 50 lít.
a) Phương trình phản ứng: 4C3H5O9N3 (l) ---t0---> 12CO2 (k) + 10H2O (k) + 6N2 (k) + O2
b) nglixerol = 1000/227 mol
Thể tích khí sinh ra:
Theo phản ứng: Cứ 4 mol glixerol trinitrat khi nổ tạo ra 29 mol chất khí
Vậy 1kg glixerol trinitrat khi nổ tạo ra số mol chất khí:
⇒ n = (29.1000)/(4.227) = 31,94(mol) ⇒ Vkhí = 31,94 x 50 ≈ 1597 (lít).
Hãy viết công thức cấu tạo các anken sau:
a) pent-2–en
b) 2-metylbut-1-en
c) 2-metylpent-2-en
d) isobutilen
e) 3- metylhex-2-en
f) 2,3-đimetylbut-2-en
a) Pent -2-en | CH3-CH=CH-CH2-CH3 |
b) 2-metylbut-1-en | CH2=C(CH3)-CH3-CH3 |
c) 2-metylpent-2-en | CH3-C(CH3)=CH-CH2-CH3 |
d) isobutilen | CH2=C(CH3)2 |
e) 3- metylhex-2-en | CH3-CH=C(CH3)-CH2-CH2-CH3 |
f) 2,3-đimetylbut-2-en | CH3-C(CH3)=C(CH3)-CH3 |
Thế nào là gốc axit ? Tính hoá trị của các gốc axit tương ứng với các axit sau. HBr, H2S, HNO3, H2SO4, H2SO3, H3PO4, H2CO3.
Gốc axit là phần còn lại của phân tử axit sau khi tách riêng nguyên tử hiđro trong phân tử axit.
HBr : Gốc axit là Br có hoá trị I ; H2S : Gốc axit là S có hoá trị II.
HNO3 : Gốc axit là NO3 có hoá trị I ; H2SO4 : Gốc axit là SO4 có hoá trị II.
H2SO3 : Gốc axit là SO3 có hoá trị II ; H3PO4 : Gốc axit là PO4 có hoá trị III.
H2CO3 : Gốc axit là CO3 có hoá trị II.
Có hỗn hợp hai khí CO và CO2. Nêu phương pháp hóâ học để chứng minh sự có mặt của hai khí đó. Viết các phương trình hóa học.
- Cho hỗn hợp khí lội qua bình chứa dung dịch nước vôi trong, nếu nước vôi trong vẩn đục, chứng tỏ trong hỗn hợp khí có khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
- Khí đi ra khỏi bình nước vôi trong được dẫn qua ống thủy tinh đựng CuO nung nóng, nếu thấy có kim loại màu đỏ sinh ra và khí sinh ra khỏi ống thủy tinh làm vẩn đục nước vôi trong thì chứng tỏ trong hỗn hợp đó có khí CO.
CO + CuO → Cu + CO2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet