Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt các cặp chất sau đây: a. FeS và FeCO3. b. Na2SO4 và Na2SO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt các cặp chất sau đây:

a. FeS và FeCO3.

b. Na2SO4 và Na2SO3.


Đáp án:

a, FeS và FeCO3

Thuốc thử là dung dịch HCl và giấy trắng tẩm Pb(NO3)2. Nhỏ dung dịch HCl vào hai chất, đặt trên miệng hai ống nghiệm hai băng giấy trắng tẩm dung dịch Pb(NO3)2

- Cốc có khí và làm băng giấy hóa đen là FeS:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ đen + 2HNO3

- Cốc có khí nhưng băng giấy không chuyển màu là FeCO3

FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O

b, Na2SO4 và Na2SO3:

Nhỏ từ từ dd HCl vào 2 ống nghiệm

Ống nghiệm có khí thoát ra là Na2SO3, còn lại là Na2SO4

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Hãy nêu những phản ứng ở nhóm chức của anđêhit và của xeton, cho thí dụ minh họa. b) Hãy nêu các phản ứng có thể dùng để phân biệt anđehit và xeton, cho thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy nêu những phản ứng ở nhóm chức của anđêhit và của xeton, cho thí dụ minh họa.

b) Hãy nêu các phản ứng có thể dùng để phân biệt anđehit và xeton, cho thí dụ minh họa.


Đáp án:

a) Các phản ứng ở nhóm chức của anđehit và xeton:

- Phản ứng cộng hidro (phản ứng khử)

Khi có xúc tác Ni đun nóng, anđehit cộng hidro tạo ra ancol bậc I, xeton cộng hidro tạo ra ancol bậc II

- Phản ứng với chất oxi hóa

    + Tác dụng với Br2 và KMnO4

RCH=O + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr

    + Tác dụng với AgNO3/NH3

R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

b) - Phản ứng có thể dùng để phân biệt andehit và xeton là phản ứng tráng gương

Ví dụ: Phân biệt anđehit axetic và axeton

Sử dụng AgNO3/NH3: Chất xảy ra phản ứng tạo kết tủa màu bạc bám ở thành ống nghiệm là anđehit axetic

CH3CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

- Hoặc có thể sử dụng nước brom: anđehit dễ bị oxi hóa nên làm mất màu nước brom, còn xeton khó bị oxi hóa

Ví dụ: phân biệt CH3COCH3 và CH3CH2CHO.

Dùng dung dịch nước brom nhận biết được CH3CH2CHO vì nó làm mất màu dung dịch nước brom.

CH3CH2CHO + Br2 + H2O → CH3CH2COOH + 2HBr

 

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 8,66 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 bằng dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,52 mol HCl và 0,04 mol HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 8,66 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 bằng dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,52 mol HCl và 0,04 mol HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Hai bình cầu có khối lượng và dung tích bằng nhau. Nạp đầy khí oxi vào bình thứ nhất, nạp đầy khí oxi đã được ozon hóa vào bình thứ hai cho đến khi áp suất hai bình như nhau. Đặt hai bình cầu trên hai đĩa cân thì thấy khối lượng của hai bình khác nhau 0,32 gam. Khối lượng ozon trong bình thứ hai là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai bình cầu có khối lượng và dung tích bằng nhau. Nạp đầy khí oxi vào bình thứ nhất, nạp đầy khí oxi đã được ozon hóa vào bình thứ hai cho đến khi áp suất hai bình như nhau. Đặt hai bình cầu trên hai đĩa cân thì thấy khối lượng của hai bình khác nhau 0,32 gam. Khối lượng ozon trong bình thứ hai là


Đáp án:

Hai bình có cùng thể tích, áp suất, nhiệt độ ⇒ có cùng số mol

Bình thứ hai: O2 :x mol; O3: y mol)

⇒ bình thứ nhất: O2 (x+y) mol

⇒ (32x+48y) – 32(x+y) = 0,32

⇒ y=0,02 mol ⇒ mO3 = 0,02.48 = 0,96 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định đồng phân của peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc a-amino axit) mạch hở là:


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 7

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là gì?


Đáp án:

CTPT của X là (CHO)n hay CnH2nOn

MX = 30.2 = 60 ⇒ (12 + 2.1 + 16)n = 60 ⇒ n = 2 ⇒ CTPT là C2H4O2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…