Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm và các dụng cu thí nghiệm như hình vẽ. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
A. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí oxi.
B. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí.
C. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro.
D. Có thể dùng để điều chế hidro nhưng không thu được khí hiđro.
Câu trả lời đúng là C.
PT: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Từ phản ứng này ⇒ có thể điều chế khí H2
Khí H2 nhẹ hơn không khí nên úp ngược ống nghiệm sẽ thu được khí H2
Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông cạnh các câu sau:
a) Hợp chất C6H5- CH2-OH không thuộc loại hợp chất phenol mà thuộc ancol thơm.
b) Ancol etylic có thể hòa tan tốt phenol, nước.
c) Ancol và phenol đều có thể tác dụng với natri sinh ra khí hidro.
d) Phenol có tính axit yếu nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
e) Phenol tan trong dung dịch NaOH là do đã phản ứng với NaOH tạo thành muối tan.
g) Phenol tan trong dung dịch NaOH chỉ là sự hòa tan bình thường .
h) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
a) Đ
b) Đ
c) Đ
d) Đ
e) Đ
g) S
h) S
Vì sao rượu có khả năng khử mùi tanh của cá ?
Mùi tanh của cá là do cac amin “lẩn trốn” trong cá gây nên. Khi chiên cá cho thêm 1 ít rượu có tác dụng hòa tan các amin ra khỏi cá, ở nhiệt độ cao các amin này sẽ bay hơi. Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu.
Có các bình đựng khí riêng biệt: CO2, Cl2, CO, H2.
Hãy nhận biết mỗi khí trên bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có.
Lấy mẫu thử từng chất, lần lượt cho:
- Dùng quỳ tím ẩm lần lượt nhúng vào các mẫu thử
+ Làm mất màu quỳ tím ẩm là khí Clo
+ Khí làm đỏ màu quỳ tím ẩm là CO2 (do CO2 + H2O → H2CO3).
+ 2 khí còn lại không có hiện tượng gì
- Hai khí còn lại đem đốt cháy, làm lạnh sản phẩm, nếu thấy có H2O ngưng tụ, thì đó là khí H2, còn lại là CO:
PTHH: 2H2 + O2 --t0--> 2H2O.
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của kim loại kiềm thổ?
Câu A. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của năng lượng ion hóa.
Câu B. Tính khử của kim loại tăng theo chiều giảm của năng lượng ion hóa.
Câu C. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của thế điện cực chuẩn.
Câu D. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện
Este X có công thức phân tử C2H4O2 . Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:
Câu A. 8,2
Câu B. 10,2
Câu C. 15,2
Câu D. 12,3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet