Cho các kim loại : Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa – khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại : Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa – khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa?


Đáp án:

Chiều giảm dần tính oxi hóa, tăng dần tính khử :

Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Al3+/Al ; Mg2+/Mg ; Na+/Na

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một bình phản ứng chứa 33,6 lít khí oxi (đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam cacbon?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một bình phản ứng chứa 33,6 lít khí oxi (đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam cacbon?


Đáp án:

nO2 = 1,5 mol

C + O2 --t0--> CO2

1,5 ←1,5 (mol)

⇒ mC = 1,5.12 = 18g

Xem đáp án và giải thích
Chỉ dùng một hóa chất, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau: KI, Zn(NO3 ) 2 , Na2 CO3 , AgNO3 , BaCl2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng một hóa chất, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau: KI, Zn(NO3 ) 2 , Na2 CO3 , AgNO3 , BaCl2


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho dung dịch HCl lần lượt vào các mẫu thử trên.

   - Mẫu thử tạo hiện tượng sùi bọt khí là Na2CO3

2HCl + Na2 CO3 → 2NaCl + CO2 + H2 O

   - Mẫu thử tọa kết tủa trắng là AgNO3

AgNO3 + HCl → AgCl↓+ HNO3

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào hai mẫu thử còn lại

   - Mẫu thử nào kết tủa trắng là dung dịch BaCl2

2AgNO3 + BaCl2 → 2AgCl↓ + Ba(NO3 ) 2

   - Mẫu thử tạo kết tủa vàng là dung dịch KI

AgNO2 + KI → AgI ↓ (vàng) + KNO3

   - Mẫu thử không có hiện tượng gì là dung dịch Zn(NO3 )2

Xem đáp án và giải thích
Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định, sau một thời gian thu được dung dịch chứa hai chất tan có số mol bằng nhau. Cho Y tác dụng với Mg dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định, sau một thời gian thu được dung dịch chứa hai chất tan có số mol bằng nhau. Cho Y tác dụng với Mg dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

Đáp án:

Y tác dụng được với Mg tạo H2 nên Y chứa H+
Y chứa 2 chất tan có số mol bằng nhau => nK2SO4 = nH2SO4 = 0,1 mol
Bảo toan K và S:
Ban đầu: nCuSO4 = 0,2 mol; nKCl = 0,2 mol
=> m = 46,9 gam

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hi đrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hi đrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử X là gì?


Đáp án:

nC = nCO2 = nBaCO3 = 0,15 mol

mgiảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) = 19,35

⇒ mCO2 + mH2O = 10,2 g

mH2O = 10,2 – 0,15.44 = 3,6 (gam) → nH2O = 0,2 mol; ⇒ nH = 0,4 mol

nC : nH = 0,15 : 0,4 = 3 : 8 → CTPT: C3H8

Xem đáp án và giải thích
Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng từng dung dịch của các chất sau đây : Al(NO3)3, NH4NO3, AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng từng dung dịch của các chất sau đây : Al(NO3)3NH4NO3, AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.



Đáp án:

Nhận biết được dung dịch FeCl3 do có màu vàng, các dung dịch còn lại đều không màu.

- Nhỏ dung dịch FeCl3 vào từng dung dịch trong ống nghiêm riêng. Nhận ra được dung dịch AgNO3 do xuất hiện kết tủa trắng AgCl và nhận ra được dung dịch KOH do tạo thành kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ :

FeCl3 + 3AgNO3  3AgCl + Fe(NO3)3

FeCl3 + 3KOH  Fe(OH)3 + 3KCl

- Nhỏ từ từ dung dịch KOH vừa nhận biết được cho đến dư vào từng dung dịch còn lại là Al(NO3)3 và NH4NO3 :

Ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa keo màu trắng, sau đó kết tủa keo tan khi thêm dung dịch KOH, dung dịch đó là Al(NO3)3 :

Al(NO3)3 + 3KOH  Al(OH)3 + 3KNO3

Al(OH)3 + KOH  KAlO2(dd) + 2H2O

Ở dung dịch nào có khí mùi khai bay ra khi đun nóng nhẹ, dung dịch đó là NH4NO3 :




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…