Cho 8,3 g hỗn hợp bột các kim loại Fe và Al tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 8,4 lít đo ở 136,5oC và 760 mm Hg.
a) Tính thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp ban đầu theo số mol và theo khối lượng.
b) Tính tổng số mol electron mà kim loại đã nhường.
a. Ta có nH2 = (8,4.1) : (0,082.409,5) = 0,25 mol
Gọi Al (x mol), Fe (y mol)
=> 27x + 56y = 8,3
BT e ta có: 3x + 2y = 0,25.2 => x = y = 0,1
Thành phần % theo số mol : 50% Al, 50% Fe.
Thành phần % theo khối lượng : 67,47% Fe, 32,53% Al
b) Tổng số mol electron mà kim loại đã nhường là 0,5 mol.
Một hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Tính số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13 gam hỗn hợp trên thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O
C2H2 và C4H4
Đốt cháy X ta có: nCO2 = 2nH2O
Gọi nH2O = x mol ⇒ nCO2 = 2x
mX = mC + mH = 12.2x + 2x = 26x = 13
⇒ x = 0,5 mol
Bảo toàn O: nO2 = nCO2 + 1/2. nH2O = 2,5x = 1,25 mol
Các cách viết 2C, 5O, 3Ca lần lượt chỉ ý gì?
Ý nghĩa của các cách viết:
2C ⇔ hai nguyên tử cacbon
5O ⇔ năm nguyên tử oxi
3Ca ⇔ ba nguyên tử canxi
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl propionat và etyl fomat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl propionat và etyl fomat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm:
C2H5COOC2H5 + NaOH —> C2H5COONa + C2H5OH
HCOOC2H5 + NaOH —> HCOONa + C2H5OH
—> Sản phẩm thu được gồm 2 muối và 1 ancol.
Đốt cháy 3,25g một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong không khí có oxi dư, người ta thu được 2,24 lit khí sunfuro(dktc).
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Bằng cách nào ta có thể tính được nồng độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh đã dùng?
nSO2 = 0,1 mol
a) Phương trình hóa học: S + O2 → SO2
1 1 1
? ? 0,1
Theo pt: 1 mol S tham gia phản ứng sinh ra 1 mol SO2
Số mol của lưu huỳnh tham gia phản ứng:
nS = (0,1.1)/1 = 0,1 mol
Khối lượng của lưu huỳnh tinh khiết: mS=nS.MS =0,1.32=3,2(g)
Độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh: 3,2/3,25 . 100% = 98,5%
c) Theo pt 1 mol O2 phản ứng sinh ra 1 mol SO2
Tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol nên thể tích O2 thu được 2,24 lít
Có phương trình hóa học sau:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
a) Tính khối lượng canxi clorua thu được khi cho 10g canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric dư.
b) Tính thể tích khí cacbonic thu được trong phòng thí nghiệm, nếu có 5g canxi cacbonat tác dụng hết với axit. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.
a) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng nCaCO3= 10/100 = 0,1 mol.
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
Theo phương trình hóa học, ta có: nCaCl2= nCaCO3 = 0,1 mol.
Khối lượng của canxi clorua tham gia phản ứng: mCaCl2 = 0,1 . (40 + 71) = 11,1 g.
b) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng: nCaCO3= 5/100 = 0,05 mol.
Theo phương trình hóa học, ta có: nCO2= nCaCO3 = 0,05 mol.
Thể tích khí CO2 ở điều kiện phòng là: VCO2 = 24 . 0,05 = 1,2 lít.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB