Cho 49,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn có 2,4 gam kim loại không tan; 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho NH3 dư vào Y, lọc hết kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi, còn lại 40 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:
Giải
Có kim loại không tan => muối sắt tạo thành là Fe2+
Cu(OH)2 tạo phức tan trong NH3 dư
Ta có: nH2 = 0,05 mol
nFe2O3 = 40 : 160 = 0,25 mol
=>Tổng nFe = 0,5 mol
Đặt : Cu ( amol), Fe (b mol), Fe2O3 ( c mol)
BTKL => 64a + 56b + 160c = 49,8
BT e => (a – 2,4/64).2 + 2b = 2c + 2.0,05
BTNT Fe => b + 2c = 0,5
→ 64a + 56b + 160c = 49,8; 2(a – 0,0375) + 2b = 2c + 0,1; b + 2c = 0,5
→ a = 0,19; b = 0,098; c = 0,2
→ %mCu = (0,19.64.100) : 49,8 = 24,42%
Có ba chất gồm CO, HCl và SO2 đựng trong ba bình riêng biệt. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng chất khí. Viết các phương trình hóa học.
- Để cánh hoa hồng lên miệng từng ống nghiệm, ống nào làm nhạt màu cánh hoa hồng là SO2.
- Dẫn hai khí còn lại qua dung dịch AgNO3 nếu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng là khí HCl, nếu không thấy hiện tượng gì là CO.
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
Nhiệt phân hết 4,84g X gồm KHCO3 và NaHCO3 đến phản ứng hoàn toàn được 0,56 lít khí đktc. Tìm phần trăm khối lượng của NaHCO3 trong X %?
nKHCO3 + nNaHCO3 = 2nCO2 = 0,05 mol
Từ khối lượng hỗn hợp ⇒ nNaHCO3 = 0,01 mol
⇒ %mNaHCO3 = 17,36%
Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4, theo sơ đồ sau:
CuS → CuO → CuSO4
a. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra?
b. Tính thể tích CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS. Hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%.
CuS → CuO → CuSO4
a) Các phương trình phản ứng
2CuS + 3O2 → 2CuO + 2SO2
CuO + 2H2SO4 → CuSO4 + H2O
b) Khối lượng CuS nguyên chất là : (0,15.80)/100 = 0,12 tấn
CuS → CuSO4
Cứ 96 gam → 160 gam
Vậy 0,12 tấn → 0,2 tấn
Do H = 80% nên khối lượng CuSO4 thực thu được (0,2.80)/100 = 0,16 tấn
⇒ Khối lượng dung dịch CuSO4 5% là :
mdd = [mct .100]/ C% = [0,16.100]/5 = 3,2 tấn.
Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ?
uy dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO2 nên khi cho dung dịch HF và thì có phản ứng xảy ra:
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
Khối lượng hỗn hợp ban đầu là m
nO(X) = 0,2968m:16 = 0,01855m (mol)
Vì chỉ thu được muối clorua nên BTNT O: nH2O = nO(X) – nNO = 0,01855m – 0,4
BTKL: mX + mHCl = m muối + m khí + mH2O
=> m + 9,22.36,5 = 463,15 + 0,4.30 + 0,9.2 + 18(0,01855m – 0,4)
=> m = 200 => nH2O = 3,31 mol
BTNT H => nNH4+ = (nHCl – 2nH2 – 2nH2O) : 4 = 0,2 mol
Khí gồm có H2 nên NO3- phản ứng hết
BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4+ => nFe(NO3)2 = (0,4 + 0,2):2 = 0,3 mol
Đặt mol Fe3O4, MgO và Mg lần lượt là x, y, z
mX = 0,3.180 + 232x + 40y + 24z = 200 (1)
mM = 160(1,5x + 0,15) + 40(y + z) = 204,4 (2)
nO(X) = 0,3.6 + 4x + y = 3,71 (3)
=> x = 0,3; y = 0,71; z = 2
=> %mMgO = 0,71.40/200 = 14,2%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet