Cho 34,2 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu saccarozơ trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 34,2 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu saccarozơ trên?


Đáp án:

Giả sử có x gam mantozo ⇒ msaccarozo = 34,2 - x (g)

nAg = 2nmantozo ⇒ x = 0,342 gam

⇒ Độ tinh khiết là: (34,2-x)/34,2 = (34,2-0,342)/34,2 = 99%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nêu những ưu điểm và hạn chế của việc dùng xà phòng so với dùng hóa chất giặt rửa tổng hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những ưu điểm và hạn chế của việc dùng xà phòng so với dùng hóa chất giặt rửa tổng hợp.


Đáp án:

- Ưu điểm : xà phòng có chứa axit béo vi sinh vật phân hủy do đó không gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó các chất giặt rửa tổng hợp có thể gây ô nhiễm môi trường.

- Nhược điểm : Các muối panmitat hay stearat của các kim loại hóa trị II của xà phòng thường khó tan trong nước, do đó xà phòng không dùng để giặt rửa được trong nước cứng.

Xem đáp án và giải thích
Cho 18 gam hỗn hợp bột Al, Al2O3 và một kim loại R hoá trị II không đổi. -     Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thấy thoát ra 8,96 lít H2 (đktc). -     Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH 2M thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc) và lượng NaOH tối đa cho phản ứng là 200 ml, ngoài ra còn một phần chất rắn không tan. Xác định kim loại R và phần trăm khối lượng Al203 trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 18 gam hỗn hợp bột Al, Al2O3 và một kim loại R hoá trị II không đổi.

-     Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thấy thoát ra 8,96 lít H2 (đktc).

-     Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH 2M thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc) và lượng NaOH tối đa cho phản ứng là 200 ml, ngoài ra còn một phần chất rắn không tan.

Xác định kim loại R và phần trăm khối lượng Al203 trong hỗn hợp.

 


Đáp án:

Gọi a, b, c lần lượt là số mol của Al, Al2O3 và R.

Do thể tích 2 khí thoát ra khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và NaOH khác nhau nên R đứng trước H2 (trong dãy điện hoá) nhưng không tác dụng với NaOH.

Khi tác dụng với dung dịch H2SOloãng 

⟹ 1,5a + c = 0,4   (1)

Khi tác dụng với dung dịch NaOH :

2Al + 2NaOH + 2H20 → 2NaAl02 + 3H2

Al203 + 2NaOH → 2NaAl02 + H20

nH2 = 1,5a = 0,3             (2)

nNaOH =a + 2b = 0,4

Từ (1) và (2) → a = 0,2 mol ; b = 0,1 mol và c = 0,1 mol.

Vậy mhh = 27.0,2 + 102.0,1 + R.0,1 = 18 ⟹ R = 24 (Mg).

⟹ % Al2O3= 56,7%




Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 20.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 20.  


Đáp án:

Z Nguyên tử Cấu hình electron Z Nguyên tử Cấu hình electron
1 H 1s1 11 Na 1s22s22p63s1
2 He 1s2 12 Mg 1s22s22p63s2
3 Li 1s22s1 13 Al 1s22s22p63s23p1
4 Be 1s22s2 14 Si 1s22s22p63s23p2
5 B 1s22s22p1 15 P 1s22s22p63s23p3
6 C 1s22s22p2 16 S 1s22s22p63s23p4
7 N 1s22s22p3 17 Cl 1s22s22p63s23p5
8 O 1s22s22p4 18 Ar 1s22s22p63s23p6
9 F 1s22s22p5 19 K 1s22s22p63s23p64s1
10 Ne 1s22s22p6 20 Ca 1s22s22p63s23p64s2

Xem đáp án và giải thích
Kết tủa CdS được tạo thành bằng dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kết tủa CdS được tạo thành bằng dung dịch nào?


Đáp án:

Kết tủa CdS được tạo thành bằng dung dịch:

   Cd(NO3)2 + H2S → CdS↓ + 2HNO3

Xem đáp án và giải thích
Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hidro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hidro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là gì?


Đáp án:

Công thức oxit ứng với hóa trị cao nhất của R là R2O5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…