Cho 300 ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M tác dụng với V ml dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,29M thu được dung dịch có pH = 2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 300 ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M tác dụng với V ml dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,29M thu được dung dịch có pH = 2. Tìm V?


Đáp án:

Coi 300 ml dung dịch A gồm 100 ml H2SO4 0,1M 100 ml HNO3 0,2M và 100 ml HCl 0,3M trộn lại với nhau. Vậy:

Phản ứng của dung dịch A và B là: H+ + OH- → H2O

nH+ p/ư = nOH- = 0,049.0,001V ⇒ nH+ p/ư = 0,01 (0,3 + 0,001V)

⇒ 0,07 = 0,49.0,001V + 0,010,3 + 0,001V) ⇒ V = 134 ml

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chia hỗn hợp X gồm hai kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc) Phần 2: Nung trong không khí dư thu được 2,84g hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Tính khối lượng hỗn hợp X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chia hỗn hợp X gồm hai kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau

Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc)

Phần 2: Nung trong không khí dư thu được 2,84g hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Tính khối lượng hỗn hợp X


Đáp án:

Ta có: Tổng số mol x điện tích dương ( của hai kim loại) trong 2 phần là bằng nhau

⇒Tổng số mol x điện tích âm của 2 phần cũng bằng nhau

O2- (trong oxit) ⇔ 2Cl-

nCl- = nH+ = 2 nH2 = 2. 1,792/22,4 = 0,16 mol

⇒ nO( trong oxit) = 0,08

Trong một phần: mkim loại = moxit – moxi = 2,84 – 0,08.16 = 1,56g

⇒ mX = 2.1,56 = 3,12g

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng


Đáp án:

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước.

- Tiến hành TN: Lấy 3 ống nghiệm

   + Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Na nhỏ

   + Rót vào ống nghiệm 2 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Mg nhỏ

 + Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Al đã cạo sạch lớp oxit.

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Khi chưa đun:

   + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

   + Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.

Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.

Na + H2O → NaOH +0,5H2.

Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.

- Ống 2 + 3: Không có hiện tượng do Mg và Al không phản ứng với H2O

Khi đun sôi:

   + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

   + Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.

   + Ống 3: Không có hiện tượng.

Giải thích: Ống 2: Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.

Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước ở mọi điều kiện

Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.

Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.

- Tiến hành TN:

   + Rót vào ống nghiệm 2-3 ml dd NaOH loãng, thêm vào đó 1 mẩu nhôm.

   + Đun nóng nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra.

- Giải thích:

Khi cho Al vào dung dịch NaOH thì lớp Al2O3 trên bề mặt Al bị bào mòn.

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.

Al mất lớp bảo vệ Al2O3 tác dụng với nước:

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2.

Al(OH)3 sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

2 phản ứng xảy ra xen kẽ nhau đến khi Al tan hoàn toàn.

Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.

- Tiến hành TN:

   + Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi khoảng 3ml dd AlCl3, sau đó nhỏ dd NH3 dư vào 2 ống nghiệm

   + Tiếp tục nhỏ dd H2SO4 vào ống 1, lắc nhẹ. Nhỏ dd NaOH vào ống 2, lắc nhẹ

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Nhỏ NH3 vào cả 2 ống đều xuất hiện kết tủa trắng

Sau khi thêm H2SO4 và NaOH vào 2 ống thấy kết tủa trong cả 2 ống đều tan.

- Giải thích

Kết tủa trắng là Al(OH)3 tạo thành sau phản ứng:

AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl.

Kết tủa tan là do Al(OH)3 phản ứng với axit và kiềm tạo ra muối tan:

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

Kết luận : Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của benzen thu được 9,68 gam CO2. Vậy công thức của 2 aren là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của benzen thu được 9,68 gam CO2. Vậy công thức của 2 aren là gì?


Đáp án:

Gọi CT trung bình của X là: CnH2n-6 (ntb)

nCO2 = ntb. nX = 0,22 mol

0,22/ntb = nX ⇒ mX = (0,22/ntb) . (14ntb - 6) = 2,9 ⇒ ntb = 7,33 => C7H8 và C8H10

Xem đáp án và giải thích
Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và M lần lươt là 52 và 82. M và X tạo hơp chất MXa, trong phân tử của hơp chất đó tổng số pronton của các nguyên tử là 77. Xác định công thức của MXa. Biết trong X có tỉ lệ notron: proton ≤ 1,22.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và M lần lươt là 52 và 82. M và X tạo hơp chất MXa, trong phân tử của hơp chất đó tổng số pronton của các nguyên tử là 77. Xác định công thức của MXa. Biết trong X có tỉ lệ notron: proton ≤ 1,22.


Đáp án:

Kí hiệu số p, n, e trong nguyên tố X là Z, N, E

Theo đầu bài ta có: Z + N + E = 52 → 2Z + N = 52

Với những nguyên tố bền (trừ hidro): Z ≤ N ≤ 1,52 Z → 3Z ≤ 2Z + N ≤ 1,52Z + 2Z

→ 3Z ≤ 52 ≤ 3,52Z → 14,77 ≤ Z ≤ 17,33

Với Z = 15 → N = 22; tỉ lệ N : Z = 22 : 15 = 1,47 > 1,22 (loại)

Với Z = 16 → N = 20; tỉ lệ N : Z = 20 : 16 = 1,25 > 1,22 (loại)

Với Z = 17 → N = 18; tỉ lệ N : Z = 18 : 17 = 1,06. X là clo

Kí hiệu số p, n, e của M là Z’, N’, E’

Theo đầu bài ta có: 2Z’ + N’ = 82 → 3Z' < 82 < 3,52Z'

Ta có Z’ = 77 – 17a

→ 2,92 ≤ a ≤ 3,16 mà a nguyên → a= 3

→ Z' = 77 - 17.3 = 26 → M là Fe.

Công thức thức của hợp chất là FeCl3.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là


Đáp án:

nGly−Ala = a mol ⇒ (75 + 38)a + (89+ 38)a = 2,4

⇒ a =0,01 mol

⇒ m = 0,01(75 + 89 -18) = 1,46 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…