Cho 2 kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây?
Câu A. Be
Câu B. Mg
Câu C. Ca Đáp án đúng
Câu D. Ba
Gọi M là kim loại nhóm II, số mol là x
M + 2HCl → MCl2 + H2
x x(mol)
theo bài ra ta có hệ pt
Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là
Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng —> X là xenlulozơ.
Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y —> Y là glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6
Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động? Hãy cho biết ý nghĩa của hằng số cân bằng KC. Hằng số cân bằng KC của một phản ứng có luôn luôn là một hằng số không?
- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng tốc độ bằng nhau (vt = vn ). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.
- Ý nghĩa của hằng số cân bằng KC: Hằng số cân bằng KC cho thấy tích nồng độ các sản phẩm phản ứng lớn hơn hay bé hơn tích nồng độ các chất phản ứng bao nhiêu lần. Mặt khác, vì nó cho biết lượng các chất phản ứng còn lại và lượng các sản phẩm tạo thành ở vị trí cân bằng, do đó biết hiệu suất của phản ứng.
- Hằng số cân bằng KC của một phản ứng không luôn luôn là hằng số vì hằng số cân bằng phụ thuộc vào nhiệt độ. Tại một nhiệt độ, mỗi cân bằng hóa học có một hằng số cân bằng đặc trưng cho nó.
Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là gì?
Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là anđehit propionic.
Cho m gam hỗn hợp gồm Mg(OH)2, Cu(OH)2, NaOH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M và tạo thành 24,1 gam muối clorua. Hãy tính m.
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Số mol HCl phản ứng : 0,4 x 1 = 0,4 (mol) => mHCl = 0,4 x 36,5 = 14,6 (gam)
Theo phương trình hoá học nH2O = nHCl = 0,4 mol
mH2O = 0,4 x 18 = 7,2g
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có : m + 14,6 = 24,1 + 7,2
Vậy m = 16,7 gam.
Hãy cho biết tên của các chất A, B, C biết rằng chúng tham gia các phản ứng được ghi bằng các sơ đồ sau. Biết A là chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
A + H2 -> B;
A + H2O + SO2 -> B + …
A + H2O ⇌ B + C;
C -> B + …
Hãy viết phương trình hóa học đầy đủ của các phản ứng.
Cl2 + H2 ---as----> 2HCl
Cl2 + 2H2O + SO2 ----> 2HCl + H2SO4
Cl2 + H2O ---> HCl + HClO
2HClO ---> 2HCl + O2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB