Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Tính nồng độ của dung dịch KOH trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Tính nồng độ của dung dịch KOH trên.


Đáp án:

nKCl = 35,25/74,5 = 0,5 mol; nCl2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol

2KOH (1mol) + Cl2 (0,6) → KCl (0,5) + KClO + H2O

CM KOH = 1/2,5 = 0,4 M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm các axit C15H31COOH, C17H35COOH và một chất béo Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,9M thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri của 2 axit C15H31COOH, C17H35COOH. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm các axit C15H31COOH, C17H35COOH và một chất béo Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,9M thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri của 2 axit C15H31COOH, C17H35COOH. Giá trị của a


Đáp án:

Giải

Vì X + NaOH thu được glixerol và hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat => triglixerit Y là este no, ba chức, mạch hở

Đốt cháy axit panmitic và axit stearic đều thu được nH2O = nCO2 => Sự chênh lệch mol H2O và CO2 là do đốt cháy Y, Y có độ bất bão hòa k = 3

Ta có: nY = (n CO2 – n H2O)/ (k – 1) = (1,56 – 1,52)/(3 – 1) = 0,02 mol

Ta có: ∑ nCOO = nNaOH = 0,09 (mol) => nO (trong X)  = 2nCOO = 0,18 (mol)

=> nCOOH- (trong axit) = ∑ nCOO - nCOO(trongY) = 0,09 - 0,02.3 = 0,03 (mol)

Bảo toàn khối lượng ta có: mX = mC + mH + mO = 1,56.12 + 1,52.2 + 0,18.16 = 24,64 (g)

Đặt công thức chung của Y là: (RCOO)3C3H5: 0,02 (mol) => nC3H5(OH)3= nY = 0,02 (mol)

Khi phản ứng với NaOH số mol H2O sinh ra = nCOOH(trong axit) = 0,03 (mol)

BTKL ta có: m+ mNaOH  = mhh muối  + mglixerol + mH2O

=> 24,64 + 0,09.40 = a + 0,02.92 + 0,03.18

=> a = 25,86 (g)

Xem đáp án và giải thích
Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo thành từ amino axil X mạch hở. Trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 18.67% Thủy phân hoàn toàn 8,265 gam hồn hợp K gồm M, Q trong HCl thu được 9,450 gam tripeptit M, 4,356 gam dipeptit và 3,750 gam X. Tỉ lệ về số mol cua tripeptit M và tetrapepht Q trong hỗn hợp K là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo thành từ amino axil X mạch hở. Trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 18.67% Thủy phân hoàn toàn 8,265 gam hồn hợp K gồm M, Q trong HCl thu được 9,450 gam tripeptit M, 4,356 gam dipeptit và 3,750 gam X. Tỉ lệ về số mol cua tripeptit M và tetrapepht Q trong hỗn hợp K là bao nhiêu?


Đáp án:

Xét amino axit X: MX = 75. Vậy X là Glyxin

Đặt số mol của tripeptit M là x, tetrapeptit Q là y

Ta có; khối lượng của hỗn hợp K là: 189x + 246y = 8,265 (1)

Khi thuỷ phân hỗn hợp K: vì số mol mắt xích glyxin được bảo toàn nên ta có:

3x     +      4y       =   9,450/189      +     4,356/132       +     3,750/75    =   0,133 (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được x = y = 0,019 mol

Tỉ lệ mol là 1 : 1

Xem đáp án và giải thích
Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh ammoniac tan nhiều trong nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh ammoniac tan nhiều trong nước.


Đáp án:

- Mô tả thí nghiệm: Lắp thí nghiệm như hình vẽ

- Giải thích hiện tượng:

    + Amoniac tan nhiều trong nước tạo thành dd amoniac có tính bazo.

    + Do tan nhiều trong nước, áp suất của khí NH3 trong bình giảm đột ngột, nước trong cốc (có pha phenolphtalein) bị hút vào bình qua ống thủy tinh vuốt nhọn phun thành các tia màu hồng.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 26,8 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 14,4g H2O và m gam CO2. Mặt khác, cũng 26,8 gam X khi tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 8,96 lít khí CO2. Giá trị m là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 26,8 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)thu được 14,4g H2O và m gam CO2. Mặt khác, cũng 26,8 gam X khi tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 8,96 lít khí CO2. Giá trị m là:


Đáp án:

Giải

Ta có: nCO2 = nH+ = 8,96:22,4 = 0,4 mol

nH2O = 14,4 :18 = 0,8 mol

BTNT H : nH+ = Ncooh trong X = 0,4 mol

BTNT O: No trong X = 0,4.2 = 0,8 mol

BTKL: ta có: mC + mH + mO = 26,8 => mC + 0,4.2 + 0,4.2.16 = 26,8 => mC = 13,2 gam

=>nC = nCO2 = 1,1 mol

=> mCO2 = 1,1.44 = 48,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của đồng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại Cu không tan trong dung dịch:


Đáp án:
  • Câu A. HNO3 loãng

  • Câu B. HNO3 đặc nóng

  • Câu C. H2SO4 đặc nóng

  • Câu D. H2SO4 loãng

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…