Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là?
Ta có nHCl = 0,05 . 2 = 0,1 (mol)
0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M
⇒ X chỉ chứa 1 nhóm -NH2.
26,7 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư ⇒ 37,65 gam muối.
Suy ra: MX = 26,7 : 0,3=89 ⇒ X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH
=> MX = 8,9/0,1 = 89 => CH3CH(NH2)COOH (Do X là α amino axit)
Suy ra: MX = 26,7 : 0,3 = 89 ⇒ X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH
Gọi X là NH2-R-COOH ⇒ R + 61 = 89 ⇒ R = 28 (Có 2 C)
X là α-amino axit nên CTCT X: CH3-CH(NH2)-COOH ⇒ alanin
Một dung dịch có [H+] = 0,010 M. Tính [OH-] và pH của dung dịch. Môi trường của dung dịch này là axit, trung tính hay kiềm? Hãy cho biết màu của quỳ trong dung dịch này?
[H+] = 0,010M = 10-2M ⇒ pH = -log[H+] = -log(1,0.10-2) = 2
Môi trường của dung dịch này là axit (pH < 7)
Cho quỳ tím vào dung dịch này quỳ sẽ chuyển thành màu đỏ
Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 g alanin. Nếu phân tử khối của A là 50.000 thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?
Số mol alanin = 170 : 89 = 1,91 (mol)
Với MA = 50.000 ⇒ nA = 500 : 50000 = 0,01 (mol)
Trong 0,01 mol phân tử A có 1,91 mol alanin
⇒ Trong 1 mol phân tử A có 191 mol alanin
Số mắt xích alanin có trong phân tử A là 191
Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?
Câu A. H2N(CH2)6NH2
Câu B. CH3NHCH3
Câu C. C6H5NH2
Câu D. CH3CH(CH3)NH2
Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này
* Vị trí những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn
- Nhóm IA và IIA (trừ H)
- Nhóm III A (trừ Bo)
- Một phần nhóm IVA, VA, VIA
- Các nhóm B
- Họ anta và actini
* Kim loại có tính khử mạnh nhất nằm bên trái, phía dưới của bảng tuần hoàn. Phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm phía trên bên phải của bảng tuần hoàn
Kim loại Cs-6s1
Phi kim: F – 2s22p5
Phản ứng giữa axit R(COOH)m và ancol R'(OH)n tạo ra :
Câu A. (RCOO)m.nR’
Câu B. R(COOR')m.n
Câu C. Rn(COO)m.nR’m
Câu D. Rm(COO)m.nR’n
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB