Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn. Hãy cho biết khí A, khí B có thể là những chất gì? Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn.

Hãy cho biết khí A, khí B có thể là những chất gì? Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Khí A: SO2; Khí B : HI

Phần 1: SO2 + Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4

Phần 2: Br2 + 2HI → 2HBr + I2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán đốt cháy hỗn hợp glixerol, metan và ancol etylic
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y, trong đó số mol metan gấp hai lần số mol glixerol. Đốt cháy hết m gam X cần 6,832 lít O2 (đktc), thu được 6,944 lít CO2 (đktc).Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là


Đáp án:
  • Câu A. 10,88.

  • Câu B. 14,72.

  • Câu C. 12,48.

  • Câu D. 13,12.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán sắt tác dụng với dung dịch axit HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho m gam bột sắt vào dung dịch HNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc) và 2,4 gam chất rắn. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 8,0.

  • Câu B. 10,8.

  • Câu C. 8,4

  • Câu D. 5,6

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng: NaX(rắn) + H2SO4 (đặc) to → NaHSO4 +HX(khí) Các hidro halogenua (HX) nào có thể điều chế theo phản ứng trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng: NaX(rắn) + H2SO4 (đặc) to → NaHSO4 +HX(khí)

Các hidro halogenua (HX) nào  có thể điều chế theo phản ứng trên?


Đáp án:

Cho phản ứng: NaX(rắn) + H2SO4 (đặc) to → NaHSO4 +HX(khí)

Các hidro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên gồm: HF và HCl.

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau:     (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin     (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin     Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất sau:

    (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin

    (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin

    Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 


Đáp án:

(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)

- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3

- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng: a) Oxi và ozon đều có tính chất oxi hóa. b) Ozon có tính chất oxi hóa mạnh hơn oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng:

a) Oxi và ozon đều có tính chất oxi hóa.

b) Ozon có tính chất oxi hóa mạnh hơn oxi.


Đáp án:

a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa

(1) Tác dụng với kim loại, oxi tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Pt, Au, Ag,… còn ozon tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.

3Fe + 2O2 → Fe3O4

2Ag + O3 → Ag2O + O2

(2) Tác dụng với phi kim

Oxi, ozon tác dụng với các nguyên tố phi kim (trừ halogen)

4P + 5O2 → 2P2O5

2C + 2O3 → 2CO2 + O2

 

(3) Tác dụng với hợp chất

Oxi và ozon tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi

Ozon là một trong số những chất có tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn O2

- O2 không oxi hóa được Ag, nhưng O3 oxi hóa Ag thàn Ag2O:

2Ag + O3 → Ag2O + O2

- O2 không oxi hóa được I- nhưng O3 oxi hóa I- thành I2.

2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2

Giải thích:

- Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. nguyên tố oxi có độ âm điện lớn (3,5), chỉ kém flo (4). Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim rất hoạt động có tính oxi hóa mạnh

- So với phân tửu O2, phân tử O3 rất kém bền, dễ biến đổi phân hủy

O3 → O2 + O; 2O → O2

Oxi dạng nguyên tửu hoạt đồng hóa học mạnh hơn oxi ở dạng phân tử cho nên ozzon hoạt động hơn oxi.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…